Dứa ngọt hơn nhờ phân bón DAP Lào Cai
Tìm ra nguồn phân bón mới hiệu quả
Con đường từ trung tâm TP.Lào Cai dẫn về thị trấn Sả Hồ của huyện Mường Khương chợt như mở rộng khi chúng tôi tới xã Bản Lầu thuộc huyện Mường Khương. Trên những nương, vườn, sắc xanh thẫm của những vườn rừng bất chợt chuyển sang màu xanh bạc. Anh bạn đồng nghiệp ở Lào Cai chia sẻ: Đã đến “lãnh địa” của dứa, đây là vùng có diện tích đất trồng dứa sớm nhất và lớn nhất tỉnh Lào Cai. Nhiều nông dân đã xây nhà, mua ô tô, có cuộc sống ổn định từ bán dứa. Chỉ riêng ở địa phương này, đã có gần 1.000ha dứa và vẫn đang được nông dân phát triển. Sản lượng dứa hàng năm của xã này đạt tới gần 20.000 tấn.
Dừng lại bên chân nương dứa mới trồng ở bản Cốc Phương, chúng tôi gặp anh Vàng Seo Chá đang chăm sóc vườn dứa mới. Anh Chá cho biết: “Tôi đã trồng ở trong bản được gần 1ha dứa từ mấy năm trước. Tuy dứa có năm được giá cao, có năm giá thấp, nhưng nếu đạt năng suất khoảng 20 tấn/ha thì tính ra vẫn đạt ít nhất 80 triệu đồng/ha. Còn như vụ vừa qua, một vườn dứa hơn 3.000m2 của tôi đã đạt năng suất hơn 30 tấn/ha. Chính vì thế nên tôi quyết định bớt đất trồng ngô của nhà để trồng thêm diện tích dứa”.
Chia sẻ về bí quyết để dứa đạt năng suất cao trong vụ vừa qua, anh Chá thật thà: “Tôi cũng làm cỏ, chăm sóc như những vườn dứa khác. Nhưng tôi thêm vào gần nửa triệu đồng để mua phân bón DAP Lào Cai về bón thử ngay từ khi cây dứa ra hoa. Không ngờ quả dứa to hơn hẳn, nặng hơn, khi chín vẫn không bị gập cổ nên dứa đẹp lắm, khách thích mua nên trả giá cũng cao hơn loại dứa nhỏ. Năm nay, mấy anh em tôi đều tìm mua phân bón DAP Lào Cai về dùng, nếu tăng năng suất 1ha thêm khoảng 5 tấn mà lại đẹp quả, ngọt và thơm thì sẽ có lợi mấy chục triệu đồng/ha”.
“Phân bón tốt cho nhiều loại cây trồng”
Bên bản Na Lốc thuộc xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, nhiều cánh đồng dứa mới lại xuất hiện. Chị Thào Thị Mua cho biết: “Nhà tôi trồng thêm dứa nữa. 3 năm nay, dứa bán được nhiều tiền. Vụ dứa vừa rồi, nhà tôi cũng như nhiều hộ khác trong bản, thu được hơn 100 triệu từ bán dứa, lãi hơn trồng ngô và sắn nhiều”.
Lý giải về khoản thu “hơn 100 triệu từ bán dứa”, anh Thào A Sinh, dân bản Na Lốc tâm sự: “Năm nay dứa được mùa, lại được giá là nhờ quả dứa to hơn, ngọt và màu sắc khi chín cũng đẹp hơn nên nhiều người đến thu mua và trả giá cao hơn năm trước. Đến giờ, chúng tôi mới biết cái phân bón DAP Lào Cai tốt thật. Dứa được mùa, được giá là nhờ bón phân DAP Lào Cai. Cây dứa cũng giống con người, được ăn ngon thì nhanh lớn, da thịt cũng đẹp hơn, má cũng hồng hơn…”.
Trên những sườn đất dốc ở Na Lốc, cây dứa cũng phát triển mạnh và thành cây trồng chủ lực của nông dân nơi đây. Anh Thào A Tủa cho biết: Trước đây, cây dứa chỉ cho năng suất khoảng 12 - 16 tấn/ha/năm, nhưng thu nhập của nông dân cũng đã khá lên hẳn so với trồng cây lương thực. Vì thế, diện tích cây dứa tăng rất nhanh, hiện cả xã đã tới cả ngàn ha. Nhưng từ vụ dứa vừa rồi, một số hộ đã mạnh dạn mua phân bón DAP Lào Cai vào bón thúc và mang lại kết quả không ngờ: Quả dứa to hơn hẳn, cuống khỏe nên giữ được quả dứa thẳng, đón được nhiều nắng trời nên màu sắc chín đều và đẹp hơn. Có hộ đã tăng năng suất lên tới 25-26 tấn/ha, tức là có thêm 50-60 triệu đồng/ha.
“Khi ăn thử những quả dứa được bón thúc bằng phân bón DAP Lào Cai thì thấy vị ngọt và hương thơm hơn hẳn những trái dứa ở những vườn không được bón phân. Vì thế, vừa qua, nhiều nông dân ở đây đã rủ nhau đi mua phân bón DAP Lào cai về để bón cho cây trồng. Mà không chỉ bón cho cây dứa thôi đâu, những loại cây khác cũng sẽ được bón phân này đấy. Cán bộ bảo nó phù hợp với nhiều loại cây trồng mà. Mình chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn là thành công thôi” - anh Tủa khẳng định.
Related news
Cũng bởi đầu ra không khác rau an toàn là mấy, khác chăng chỉ ở bộ tem, nhãn trong khi chi phí, quy trình sản xuất, ghi chép phức tạp hơn rất nhiều nên VietGAP ra được phần lớn nhờ hỗ trợ từ ngân sách.
Nhờ hệ thống tưới nhỏ lẻ, những vườn cam tại huyện miền núi Quỳ Hợp (Nghệ An) trước đây chỉ đạt năng suất chưa đến 20 tấn/ha thì nay đã lên tới 35 - 40 tấn/ha.
Những năm gần đây, cây chuối đã giúp nhiều hộ nông dân (ND) tại huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) làm giàu.