Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá

Dùng Lá Sắn Làm Thức Ăn Cho Cá
Publish date: Sunday. February 23rd, 2014

Dùng lá sắn thay thế bột cá trong khẩu phần thức ăn cho cá rô phi đem lại nhiều kết quả khả quan, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương vừa giảm được giá thành sản phẩm.

Đây là kết quả nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia). Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift.

Bột lá sắn tươi được phơi khô trong 2-3 ngày rồi xay nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1mm, bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%.

Trong nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ thâm canh ngoài yêu cầu cao về trình độ quản lý và chăm sóc thì nguồn chi phí thức ăn chiếm đến 50% sản phẩm trong đó chi phí prôtêin là cao nhất. Trong thức ăn thuỷ sản từ trước tới nay nguồn cung cấp prôtêin là bột cá, nhưng giá thành lại quá đắt. Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, giá trị prôtêin thô chiếm 21%, chất béo 5,5%, xơ thô 21%.

TS. Mạc Như Bình (Trường Đại học Nông lâm Huế) cho biết: Qua quá trình phân tích thành phần dinh dưỡng, hàm lượng chất xơ trong lá sắn cao, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của cá nên cần nghiên cứu thêm để có phương pháp chế biến hợp lý. Hiện nay, việc nghiên cứu và sử dụng lá sắn làm thức ăn cho cá chưa được quan tâm nhiều, vì vậy cần có những nghiên cứu hoàn chỉnh hơn để sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có này.


Related news

Kỳ Vọng Trúng Vụ Cá Bổi Kỳ Vọng Trúng Vụ Cá Bổi

Cuối tháng 11 - thời điểm người dân vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau vào mùa thu hoạch cá sặc rằn (còn gọi cá bổi) cung ứng nhu cầu làm khô dịp Tết Nguyên đán 2014. Người dân đang kỳ vọng giá cá bổi ổn định ở mức cao, để có một cái Tết đầm ấm.

Sunday. November 24th, 2013
Chăn Nuôi Gia Cầm: Nguy Cơ “Treo Chuồng” Chăn Nuôi Gia Cầm: Nguy Cơ “Treo Chuồng”

Từ đầu tháng 11 đến nay, ngành chăn nuôi gia cầm tại các tỉnh miền Đông Nam bộ lao đao vì giá thịt và trứng rớt mạnh. Giá bán sản phẩm thấp hơn giá thành khiến nhiều trang trại nuôi gà, vịt đã tính đến giải pháp “treo chuồng” để giảm lỗ.

Sunday. November 24th, 2013
Khắc Phục Khó Khăn Phát Sinh Khắc Phục Khó Khăn Phát Sinh

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn “từ nông trại đến bàn ăn” theo dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi (Lifsap), Hải Phòng đạt kết quả tốt về xây dựng các nhóm GAHP và vùng chăn nuôi VietGap. Tuy nhiên, việc triển khai một số hợp phần khác của dự án vẫn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là các hợp phần xây dựng cơ sở giết mổ an toàn, chợ an toàn thực phẩm. Ban quản lý dự án Lifsap đang triển khai các giải pháp để tăng tốc dự án.

Sunday. November 24th, 2013
Hơn 600ha Ca Cao Bị Chặt Bỏ Do Năng Suất Thấp Hơn 600ha Ca Cao Bị Chặt Bỏ Do Năng Suất Thấp

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 3.200ha cây ca cao, nhưng từ đầu năm đến nay đã có hơn 600ha cây ca cao bị người dân chặt bỏ. Nguyên nhân là do cây ca cao trồng xen canh dưới tán điều bị sâu bệnh nhiều và hiệu quả không cao. Theo phản ảnh của các chủ vườn, khoảng 2 năm đầu, cây ca cao cho sản lượng khá, sau đó cây ca cao phát triển èo uột, số cây cho trái ít dần, thậm chí bị thối không thu hoạch được.

Sunday. November 24th, 2013
Niên Vụ Mía 2012 – 2013, Năng Suất Ước Đạt 95 Tấn/ha Niên Vụ Mía 2012 – 2013, Năng Suất Ước Đạt 95 Tấn/ha

Niên vụ mía 2012 - 2013, nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đã trồng mới và lưu gốc được 2.700 ha mía, đạt 100% kế hoạch, tập trung ở các xã: Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú, Mỹ Thuận và Mỹ Phước.

Sunday. November 24th, 2013