Home / Cây ăn trái / Dưa hấu

Dưa Hấu Thủy Lôi

Dưa Hấu Thủy Lôi
Publish date: Monday. December 26th, 2011

Gần đây, trên thị trường xuất hiện một giống dưa hấu mới có cái tên rất ấn tượng là "Thủy Lôi", đang được giới thương lái các tỉnh miền Tây, miền đông Nam bộ xôn xao tìm mua. Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở chứ không nhọn, vỏ mỏng, ruột đỏ au, thơm phức, ăn dòn và ngọt. Theo kinh nghiệm những người chuyên trồng dưa cho biết, loại dưa dài mà bầu ở giữa thì vỏ mỏng ruột chắc, ráo nước.

Tuy loại dưa Thủy lôi mỏng vỏ, nhưng vỏ lại rất dai và cứng. Đặc điểm này không những giúp cho người trồng đỡ hư trái trong mùa mưa mà lại ít hư hao trong vận chuyển. Ruột dưa ngọt do có độ đường rất cao từ 13-15 brix. Vỏ dưa lại rất đẹp vì có màu xanh nhạt, lại kẻ sọc trông rất bắt mắt. Khác hẳn với giống dưa hấu tròn, vỏ xanh đậm mà các bà nội trợ vẫn thường mua ở chợ về.

Anh Nguyễn Côi, kỹ sư nông nghiệp Công ty Dịch vụ BVTV An Giang, người hiện đang hướng dẫn nông dân trồng thử giống dưa này ở các vùng đất khác nhau (An Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai...) cho biết: Đây là giống dưa hấu lai F1 của Công ty Syngenta (Thụy Sĩ) hiện đang được các nước Đông Nam Á ưa chuộng. Tại Việt Nam trồng giống này cho thấy rất dễ thích nghi với mọi loại đất và có thể trồng quanh năm. Loại dưa này có ưu điểm ra đều trái, lá dày hơn so với các loại dưa khác nên ít bị hư trong mùa mưa.

Tuy vậy, muốn dưa đạt năng suất cao, chất lượng tuyệt hảo người trồng nên chú ý khâu làm đất. Đất trồng dưa hấu phải được luân canh ít nhất 3 vụ lúa nước hoặc cây trồng khác với họ bầu bí. Bón vôi ít nhất 10 ngày trước khi trồng (50-100kg/1000m2). Lượng phân bón dùng như sau: Phân chuồng (2m3/1000m2) và NPK 20-20-15 (70kg-80kg/1000m2). Làm mương cách nhau 4,5-5m, lên liếp cao 0,4m, ngang 0,8m. Trải bạt plastic (1000m2 cần 1 cây bạt dài 400m, ngang 0,9m). Đục lỗ trồng cách nhau 0,4m.

Trong điều kiện bình thường giống dưa hấu Thủy lôi kháng bệnh tốt. Nhưng nếu điều kiện canh tác bất thường, cần theo dõi phát hiện phòng trừ kịp thời một số bệnh. Ví dụ, bệnh chết héo cây con, có thể dùng Ridomil MZ để xử lý hạt giống trước khi gieo, hoặc tưới vào gốc cây con. Riomil MZ còn trị được bệnh đốm lá trên dưa hấu. Ngoài ra, có thể dùng Score để trị bệnh thán thư, nứt thân, chảy mủ. Đối với một số loại sâu thường gặp trên dưa như bọ rùa vàng, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng Selecron, Polytrin P hoặc Match.

Ông Nguyễn Thành An, nông dân xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang là người chuyên trồng dưa cho biết: Vụ vừa rồi ông trồng 6,5ha dưa, thu hoạch hơn 300 triệu. Tuy năng suất dưa Thủy lôi chỉ nhỉnh hơn giống dưa ông thường trồng một chút, nhưng bán được giá cao hơn và hàng thường được lái đặt mua ngay từ lúc dưa chưa thu hoạch. Nhiều nông dân khác đang trồng thử cũng rất hồ hởi, vì thương lái cũng đã đặt tiền trước mua cả ruộng dưa của họGần đây, trên thị trường xuất hiện một giống dưa hấu mới có cái tên rất ấn tượng là "Thủy Lôi", đang được giới thương lái các tỉnh miền Tây, miền đông Nam bộ xôn xao tìm mua. Quả dưa hình dáng giống trái thủy lôi, hơi bầu ở giữa, hai đầu nở chứ không nhọn, vỏ mỏng, ruột đỏ au, thơm phức, ăn dòn và ngọt. Theo kinh nghiệm những người chuyên trồng dưa cho biết, loại dưa dài mà bầu ở giữa thì vỏ mỏng ruột chắc, ráo nước.

Tuy loại dưa Thủy lôi mỏng vỏ, nhưng vỏ lại rất dai và cứng. Đặc điểm này không những giúp cho người trồng đỡ hư trái trong mùa mưa mà lại ít hư hao trong vận chuyển. Ruột dưa ngọt do có độ đường rất cao từ 13-15 brix. Vỏ dưa lại rất đẹp vì có màu xanh nhạt, lại kẻ sọc trông rất bắt mắt. Khác hẳn với giống dưa hấu tròn, vỏ xanh đậm mà các bà nội trợ vẫn thường mua ở chợ về.

Anh Nguyễn Côi, kỹ sư nông nghiệp Công ty Dịch vụ BVTV An Giang, người hiện đang hướng dẫn nông dân trồng thử giống dưa này ở các vùng đất khác nhau (An Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Nai...) cho biết: Đây là giống dưa hấu lai F1 của Công ty Syngenta (Thụy Sĩ) hiện đang được các nước Đông Nam Á ưa chuộng. Tại Việt Nam trồng giống này cho thấy rất dễ thích nghi với mọi loại đất và có thể trồng quanh năm. Loại dưa này có ưu điểm ra đều trái, lá dày hơn so với các loại dưa khác nên ít bị hư trong mùa mưa.

Tuy vậy, muốn dưa đạt năng suất cao, chất lượng tuyệt hảo người trồng nên chú ý khâu làm đất. Đất trồng dưa hấu phải được luân canh ít nhất 3 vụ lúa nước hoặc cây trồng khác với họ bầu bí. Bón vôi ít nhất 10 ngày trước khi trồng (50-100kg/1000m2). Lượng phân bón dùng như sau: Phân chuồng (2m3/1000m2) và NPK 20-20-15 (70kg-80kg/1000m2). Làm mương cách nhau 4,5-5m, lên liếp cao 0,4m, ngang 0,8m. Trải bạt plastic (1000m2 cần 1 cây bạt dài 400m, ngang 0,9m). Đục lỗ trồng cách nhau 0,4m.

Trong điều kiện bình thường giống dưa hấu Thủy lôi kháng bệnh tốt. Nhưng nếu điều kiện canh tác bất thường, cần theo dõi phát hiện phòng trừ kịp thời một số bệnh. Ví dụ, bệnh chết héo cây con, có thể dùng Ridomil MZ để xử lý hạt giống trước khi gieo, hoặc tưới vào gốc cây con. Riomil MZ còn trị được bệnh đốm lá trên dưa hấu. Ngoài ra, có thể dùng Score để trị bệnh thán thư, nứt thân, chảy mủ. Đối với một số loại sâu thường gặp trên dưa như bọ rùa vàng, sâu ăn tạp, sâu xanh, rầy mềm các nhà khoa học khuyến cáo nên dùng Selecron, Polytrin P hoặc Match.

Ông Nguyễn Thành An, nông dân xã Tân Tuyến, huyện Tri Tôn, An Giang là người chuyên trồng dưa cho biết: Vụ vừa rồi ông trồng 6,5ha dưa, thu hoạch hơn 300 triệu. Tuy năng suất dưa Thủy lôi chỉ nhỉnh hơn giống dưa ông thường trồng một chút, nhưng bán được giá cao hơn và hàng thường được lái đặt mua ngay từ lúc dưa chưa thu hoạch. Nhiều nông dân khác đang trồng thử cũng rất hồ hởi, vì thương lái cũng đã đặt tiền trước mua cả ruộng dưa của họ


Related news

Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Chạy Dây Trên Dưa Hấu Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Chạy Dây Trên Dưa Hấu

Nấm bệnh lưu tồn trong xác bã cây bệnh hay trong đất. Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị thương tổn do úng nước hay do tuyến trùng cắn phá. Những ruộng dưa được trồng liên tục nhiều năm, mầm bệnh sẽ gia tăng mật số, thiệt hại có thể lên đến 70%.

Tuesday. August 20th, 2013
Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Chạy Dây Trên Dưa Hấu Biện Pháp Khắc Phục Bệnh Chạy Dây Trên Dưa Hấu

Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trên dây dưa, ngọn héo rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài ngày, sau đó cây chết. Trước khi héo, lá cây có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá bên trên. Đặc điểm nhận diện bệnh: Khi chẻ dọc phần gốc thân, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ, quanh gốc có đóng lớp bào tử nấm màu hồng, rễ bị thối và có màu mật o­ng.

Friday. August 16th, 2013
Trồng Và Chăm Thế Nào Để Dưa Hấu Ngon Ngọt Trồng Và Chăm Thế Nào Để Dưa Hấu Ngon Ngọt

Trong những năm gần đây, diện tích dưa hấu ngày càng phát triển, tuy nhiên nông dân thường chú ý đến năng suất mà ít quan tâm đến phẩm chất dưa và việc trái mau bị thối trong bảo quản.

Thursday. August 29th, 2013
Cách Bấm Ngọn Tuyển Quả Dưa Hấu Cách Bấm Ngọn Tuyển Quả Dưa Hấu

Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6-8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn).

Wednesday. December 4th, 2013
Một Số Lưu Ý Để Dưa Hấu Đạt Năng Suất Và Phẩm Chất Cao Một Số Lưu Ý Để Dưa Hấu Đạt Năng Suất Và Phẩm Chất Cao

Dưa hấu là một loại trái cây phổ biến trong dịp Tết cổ truyền. Mặc dù, hiện nay dưa hấu được trồng quanh năm nhưng Tết vẫn là mùa dưa hấu chính vụ.

Wednesday. April 30th, 2014