Đưa Giống Mì Mới Năng Suất Cao Vào Sản Xuất Ở Ninh Sơn (Ninh Thuận)

Thời điểm hiện nay, nông dân huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) đã thu hoạch xong vụ mì 2012 - 2013, với tổng diện tích hơn 2.600 ha, năng suất bình quân đạt 19 tấn/ha. Mặc dù năng suất giảm 20% so với vụ trước, nhưng nhờ được giá nên hộ trồng mì vẫn lãi từ 12 đến 14 triệu đồng/ha.
Theo đồng chí Vòng A Lương, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, nguyên nhân năng suất mì giảm là do thời tiết nắng nóng, nhất là suốt tháng 8 - 2012, thời điểm mì bắt đầu ra củ nhưng không có mưa. Vụ này địa phương xuống giống 1.150 ha, nhưng chỉ có khoảng 50% diện tích ở khu vực Suối Mây năng suất đạt 20 tấn/ha, số còn lại là đất xa nguồn nước, canh tác lâu ngày bị bạc màu, năng suất đạt chừng 16 - 17 tấn/ha. Năng suất mì ở các xã Lương Sơn, Hòa Sơn… cũng không khá hơn.
Tuy nhiên, bù lại giá mì năm nay biến động theo chiều hướng tăng dần có lợi cho nông dân. Đầu vụ thu hoạch (tháng 12-2012), Nhà máy Chế biến Tinh bột mì Ninh Sơn mua với giá 1,6 triệu đồng/tấn, cao hơn vụ trước 600.000 đồng. Đến giữa vụ, nông dân thu hoạch đồng loạt nên giá bị chững lại, có khi tụt xuống còn 1,3 triệu đồng/tấn, nhưng dần về cuối vụ thương lái ngoài tỉnh đến mua với khối lượng lớn nên giá tăng nhanh, lên đến gần 1,9 triệu đồng/tấn.
Nông dân trồng mì ở Ninh Sơn khá nhạy cảm trước những biến động của thị trường. Nhiều hộ nhổ mì xong chưa vội bán mà cắt lát phơi khô chờ được giá mới đưa đi tiêu thụ. Với cách làm “thu tận gốc, bán tận ngọn” vụ mì này không ít hộ ở địa phương có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Đơn cử như hộ anh Hoàng Văn Kính, ở thôn Triệu Phong 1, xã Quảng Sơn, làm 27 ha mì, thu nhập hơn 360 triệu đồng, bình quân 1 ha lãi 14 triệu đồng. Anh Kính cho hay: Vụ này, nhà máy không ký hợp đồng với nông dân, nên hộ trồng tự quyết định sản phẩm làm ra. Bà con đang gặp thuận lợi, vì thị trường tiêu thụ mì khô được mở rộng”.
Đáng kể là, những hộ trồng mì giống mới KM228, KM140 và Cút Xanh năng suất đạt rất cao, từ 30 đến 35 tấn/ha. Thương lái thích mua mì giống mới vì củ to đều, nhiều bột (chữ bột 30). Vụ mì này huyện Ninh Sơn sản xuất khoảng 800 ha giống mới, riêng xã Quảng Sơn 250 ha. Do năng suất đạt cao nên xu thế chung của bà con ở vụ tới là chuyển qua làm giống mới, làm cây giống vượt lên 25.000 đồng/bó (khoảng 50 cây). Tuy nhiên, đây là giống mì chỉ thích hợp với đất có độ ẩm cao, trong khi tỷ lệ diện tích đất sản xuất mì có nước tưới ở địa phương mới đạt khoảng 20%, nên nếu sản xuất đại trà độ rủi ro sẽ rất cao. “Chúng tôi đã khuyến cáo bà con chưa vội sản xuất mì giống mới ở những khu vực đất xấu. Địa phương đang phối hợp với cơ quan chức năng khảo sát thực địa, khoanh vùng đất phù hợp với giống mì mới để khuyến cáo bà con chuyển đổi sản xuất vào vụ tới” - Đồng chí Vòng A Lương, nói.
Related news

Hơn 10 năm xuất hiện trên đất Đông Sơn (xã Việt Đoàn, Tiên Du, Bắc Ninh), cây bưởi Diễn khẳng định được hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng làm giàu cho người dân nơi đây. Nếu giá bán trung bình từ 25 - 30 nghìn đồng/quả như mọi năm, thì năm nay nhiều hộ dân Đông Sơn sẽ có thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng từ vườn bưởi Diễn.

Việc hến xuất hiện nhiều tạo thêm nguồn thu nhập cho người dân. Bằng 2 hình thức khai thác, dùng rọ sắt cào hoặc lặn xúc, mỗi ngày có khoảng 50 người ở các xã lân cận đến xã An Cư để khai thác hến. Con hến to bằng đầu ngón tay út người lớn, trọng lượng từ 700 đến 1.000 con/kg, có giá từ 1.500 đến 1.800 đồng/kg để làm thức ăn cho vịt và tôm hùm.

Vùng gò đồi rộng lớn xã An Lĩnh (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) mỗi mùa mưa, bề mặt đất được “tráng” một lớp đất từ lá cây ủ mục ở đỉnh núi trôi xuống có màu xám tro nên người dân quanh vùng gọi là đất muối tro. Trên vùng đất này, nông dân trồng chuối, nhiều người thu gần 100 triệu đồng mỗi năm.

Những năm gần đây, trên địa bàn xã Quang Lịch (Kiến Xương - Thái Bình) có nhiều gia đình lựa chọn mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi tổng hợp để phát triển kinh tế. Ði đầu trong phong trào phát triển kinh tế này là ông Nguyễn Hữu Mạnh, thôn Luật Trung.

Hiện tại, nhiều nhà vườn trồng vú sữa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đang bước vào thời điểm thu hoạch vú sữa đầu vụ. Tuy nhiên, khác hẳn với các năm trước, hiện người dân đang hái vú sữa trong nỗi lo về năng suất giảm và giá bán đang tuột dốc.