Ðóng tàu to, công suất lớn vươn khơi xa

Trong đó có 728 tàu công suất từ 250 CV đến 900 CV, chuyên khai thác, đánh bắt xa bờ; góp phần bảo vệ biển đảo Tổ quốc.
Sản lượng đánh bắt của đội tàu cá Tam Quan Bắc khoảng 12.000 tấn thủy sản các loại/năm.
Riêng từ đầu năm 2015 đến nay, đội tàu của xã đã đánh bắt gần 15.000 tấn, đạt 111% kế hoạch năm.
Cùng với nghề khai thác thủy sản, nghề đóng tàu vỏ gỗ truyền thống ở Tam Quan Bắc không ngừng lớn mạnh và đã trở thành “mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.
Ông Trương Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tam Quan Bắc, cho biết: “Do đặc thù của vùng đất nên nghề đóng tàu thuyền ở đây được hình thành từ rất lâu, nhưng phát triển mạnh và tập trung nhất là từ năm 1998 đến nay, sau khi các khu vực bến bãi đóng tàu ở các xã Tam Quan Nam, Hoài Hương, Hoài Thanh, Hoài Mỹ bị sóng biển gây sạt lở”.
Đến nay, ngoài Xí nghiệp đóng tàu Tam Quan (thuộc Công ty cổ phần Thủy sản Hoài Nhơn), trên địa bàn xã hiện có 6 cơ sở chuyên sửa chữa và đóng mới tàu cá.
Bình quân hàng năm các cơ sở này đóng mới trên 250 tàu cá cho bà con ngư dân trong và ngoài tỉnh.
Riêng từ đầu năm đến nay, các cơ sở đã đóng mới 135 tàu, hạ thủy 85 tàu, cải hoán 40 tàu, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương, với mức thu nhập từ 8 đến 10 triệu đồng/người/tháng.
Related news

Ngày 24.11, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Bắc Trà My mở lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, xây dựng đề án khuyến công cho hơn 60 học viên là cán bộ chuyên trách công tác khuyến công và cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn của huyện.

Đi lên từ hai bàn tay trắng, ông Cao Văn Tâm quyết chí phải làm giàu bằng chính nghề nông truyền thống của ông cha. Hằng ngày, ông tìm đọc sách báo, xem truyền hình để học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả được truyền thông giới thiệu. Sau một thời gian tìm tòi, ông mạnh dạn vay vốn ngân hàng, mượn thêm tiền tích góp xây dựng chuồng trại nuôi gà, kết hợp với chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

Với 100 triệu đồng nguồn vốn tài trợ từ tỉnh Đông Flander (Vương quốc Bỉ), Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt đã trồng, chăm sóc thực nghiệm giống dâu tây Mỹ Thơm và giống dâu tây Newzealand trên diện tích 100m2 nhà lưới hở.

Diện tích trồng thanh long tại tỉnh Long An đã tăng hơn 3 lần trong vòng 2 năm qua. Diện tích tăng quá nhanh khi nhu cầu tiêu thụ loại trái cây đặc sản này chưa mở rộng tương ứng đã dẫn đến nguy cơ thua lỗ do cung vượt cầu.

BT- Sau chương trình “Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển”, Ngân hàng TMCP Đầu tư – Phát triển Việt Nam (BIDV) đang chuẩn bị triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu vỏ sắt, nhằm tăng cường khả năng bám biển. Bình Thuận, nơi có ngư trường lớn và hiện có 7.523 tàu với tổng công suất 773.729 cv thì đây là một cơ hội tốt để ngư dân tiếp cận nguồn vốn rẻ, tiếp tục nâng công suất tàu thuyền đánh bắt.