Dông lốc ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

Tại huyện Thống Nhất, mưa lớn kéo dài đã làm ngập lụt một số nhà cửa, giếng nước và hàng chục hécta rau màu của bà con đang trong thời kỳ cho thu hoạch khiến cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn. Theo anh Vũ Thanh Hùng (ấp Tân Yên, xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất): “Mưa nhiều, dòng suối bị nghẽn rác, nước không thoát được nên dâng lên tràn vào nhà dân và diện tích trồng rau màu của cả khu vực. Chỉ trong vòng nửa tháng, nơi đây đã xảy ra 2 đợt ngập lụt làm vườn rau của gia đình tôi bị mất trắng, thiệt hại hàng chục triệu đồng”.
Mưa to cũng làm 10 nhà dân thuộc ấp Phúc Nhạc 2 (xã Gia Tân 3) bị ngập từ 20-50cm, hàng chục giếng nước bị ngập không thể sử dụng, khoảng 20 hécta rau màu chìm trong biển nước. Ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, một số khu vực trên địa bàn huyện xảy ra mưa kèm lốc xoáy đã cuốn đổ hàng loạt pa nô, bảng hiệu quảng cáo và nhiều hàng quán trên tuyến quốc lộ 1 và quốc lộ 20 đoạn qua địa bàn huyện Thống Nhất. Một số nhà dân, trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng bị tốc mái. Nhiều cây điều, cao su… của nông dân bị gãy, đổ.
Tại xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), đợt dông lốc xảy ra vào ngày 8-7 đã làm nhiều ngôi nhà của người dân bị tốc mái, hoa màu bị ngập úng… Sau cơn dông lốc, cây cối gãy đổ ra đường, nhiều vườn tiêu, vườn chuối bị thiệt hại. Điều lo lắng nhất là tuyến đường chính vào xã ngày càng xuống cấp, đầy ổ voi, mỗi khi mưa là ngập lênh láng gây nguy hiểm cho người lưu thông.
Theo Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai Nguyễn Phước Huy, hiện tượng lốc xoáy thường xảy ra trong thời gian ngắn, đi theo luồng và liên tục di chuyển nên rất khó dự báo. Mưa thường tập trung vào thời điểm từ trưa đến chiều tối nên hiện tượng dông, lốc cũng xảy ra vào thời gian này, người dân nên chú ý để chủ động phòng tránh. Sau những đợt nắng nóng kéo dài từ 7-10 ngày, mưa sẽ thường kèm theo dông, lốc xoáy vì chênh lệch nhiệt độ. Hiện tượng này xảy ra tập trung vào đầu mùa mưa và có thể đến tháng 8 vào cao điểm mùa mưa sẽ giảm. Theo thống kê vài năm trở lại đây, những cơn bão lớn, thậm chí siêu bão xuất hiện ngày càng nhiều, thường tập trung vào cuối mùa khô.
Related news

Tỉnh Sơn La hiện có 2 lòng hồ thủy điện Hoà Bình và Sơn La, có hệ sinh vật thủy sản rất đa dạng phong phú. Theo kết quả điều tra khu hệ cá hồ thủy điện Hoà Bình có 123 loài cá thuộc 79 giống, 19 họ và khoảng 16 loài động vật đáy, được chia thành 3 dòng cơ bản: cá nhập nội, cá đồng bằng Bắc Bộ và các loài thuỷ sản đặc trưng cho miền núi Tây Bắc.

Mặc dù việc cho vay theo chuổi sản xuất thủy sản đã được các tổ chức tín dụng quan tâm, thực hiện nhưng hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn, quy định nào tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) thủy san có một cơ chế vay phù hợp với đặc điểm của ngành. Từ thực tế này, đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế phù hợp với đặc điểm của ngành thủy sản để tạo điều kiện cho cả DN và ngành ngân hàng (NH) có cơ chế vay và cho vay phù hợp.

Vùng nuôi tôm ở Sóc Trăng đang đứng trước nhiều khó khăn do diễn biến của bệnh, dịch bệnh trên tôm có dấu hiệu bộc phát trong giai đoạn đầu mùa mưa. Hiện nay ở thị xã Vĩnh Châu mức độ thiệt hại lên đến hơn 46%, có nhiều vùng nuôi mức độ thiệt hại chiếm rất cao, gây thiệt hại nặng cho nông dân.

Bộ NNPTNT vừa chỉ đạo Công ty TNHH Tân An xuất không thu tiền 30 tấn hóa chất sát trùng Chlorine để hỗ trợ tỉnh Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Đầu năm 2013, từ nguồn vốn Qũy hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân xã Phước Ninh (Thuận Nam, Ninh Thuận) đã triển khai Chương trình “Nuôi bò vỗ béo” cho nông dân thôn Thiện Đức. Sau hơn một năm thực hiện, mô hình đã mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho nhiều hộ nông dân còn khó khăn.