Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điều Tiết Nước Năm 2014 Đảm Bảo Nước Ngọt Trồng Lúa Và Nước Mặn Nuôi Tôm

Điều Tiết Nước Năm 2014 Đảm Bảo Nước Ngọt Trồng Lúa Và Nước Mặn Nuôi Tôm
Publish date: Monday. June 16th, 2014

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.

Để giải quyết vấn đề điều tiết nước trồng lúa và đảm bảo nước mặn nuôi tôm cho 3 tỉnh vùng bán đảo Cà Mau (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng), mới đây, Tổng cục Thủy lợi (thuộc Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị điều hành hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp.

Toàn tỉnh hiện có 18 hệ thống thủy lợi; 30 kênh thủy lợi cấp I với tổng chiều dài 619,5km; 269 kênh cấp II với tổng chiều dài trên 1.500km; 513 kênh cấp III với tổng chiều dài trên 1.900km; và 154 cống, bọng các loại. Để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, ngành chức năng cần vận hành hệ thống thủy lợi hợp lý và khoa học.

Theo kế hoạch, năm 2014, toàn tỉnh có hơn 127.000ha nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có khoảng 62.000ha nuôi trồng thủy sản phía Bắc Quốc lộ 1A (đất chuyên nuôi tôm khoảng 32.000ha, đất tôm - lúa 30.000ha); diện tích sản xuất lúa hè thu hơn 56.700ha.

Dự báo, mùa mưa bắt đầu giữa tháng 5 và kết thúc vào tháng 11/2014. Mùa mưa chủ yếu là tháo chua, rửa mặn, chủ động tiêu lượng nước dư thừa… nên việc vận hành hệ thống thủy lợi Quản Lộ - Phụng Hiệp đầu năm 2014 khá tốt. Để đối phó với diễn biến bất lợi của thời tiết trong 6 tháng cuối năm 2014, Chi cục Thủy lợi tỉnh đã đưa ra các biện pháp điều tiết nước để vừa bảo vệ lúa vừa đảm bảo nước mặn nuôi tôm.

Đối với vùng trồng lúa hè thu, khi mực nước phía thượng lưu trong các cống đầu mối (phía trong đồng) cao hơn 0,35m thì các cống đầu mối trong vùng ngọt phải mở ra tiêu nước trước khi có những trận mưa lớn đề phòng ngập úng trên diện rộng. Khi mực nước phía thượng lưu trong các cống đầu mối thấp hơn 0,35m, các cống đầu mối trong vùng ngọt phải đóng lại đề phòng khô hạn, thiếu nước ngọt cho lúa.

Đối với vùng nuôi trồng thủy sản, trong khu vực chuyên tôm phía Bắc Quốc lộ 1A, vào thời điểm cuối tháng 1 - 7/2014, cố gắng không cho nước mặn ảnh hưởng đến diện tích lúa các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng. Trước 15 ngày thu hoạch trà lúa trên đất tôm thì lấy nước ở các cống lớn phục vụ nuôi tôm.

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thủy lợi tỉnh thực hiện 10 đợt lấy nước mặn cho nuôi trồng thủy sản, mỗi đợt kéo dài từ 4 - 5 ngày, không trùng với ngày triều cường biển Tây. Để hạn chế tình trạng thiếu nước nuôi tôm, có thể nạo vét một số kênh cấp II, cấp III ở một số xã như Phong Thạnh, Phong Tân (huyện Giá Rai).

Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Nam bộ dự báo: Năm 2014, thời tiết sẽ diễn biến phức tạp, cần chủ động đề phòng bão lũ, triều cường, giông mạnh kèm theo lốc, sét… Tổng lượng mưa toàn mùa ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Thời kỳ ít mưa có khả năng xảy ra trong tháng 7 và 8/2014.

Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đang có nhiều đợt kiểm tra, rà soát, đề xuất đầu tư sửa chữa khẩn cấp các công trình bị xuống cấp, chưa hoàn thiện, để kịp thời phục vụ sản xuất. Qua đó, đảm bảo cung cấp đủ nước mặn cho nuôi trồng thủy sản; đồng thời giữ ổn định vùng sản xuất lúa không bị nước mặn xâm nhập.

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh: “Cứ 15 ngày, chúng tôi thông báo lịch điều tiết nước phục vụ sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản một lần để bà con nông dân chủ động lấy nước phục vụ sản xuất.

Đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét đầu tư xây dựng hai kênh dẫn nước ngọt từ tỉnh Sóc Trăng về để phục vụ nước ngọt cho lúa vụ 3 ở Bạc Liêu. Song song đó, đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống cống phân ranh mặn - ngọt Bạc Liêu, và sớm triển khai xây dựng âu thuyền trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp tại ngã tư Ninh Quới (huyện Hồng Dân).

Bởi, nếu không có âu thuyền, vào mùa khô những năm tiếp theo, nước mặn vẫn xâm nhập lên Ngã Năm (tỉnh Sóc Trăng). Theo đó, diện tích nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu lại thiếu nước mặn, gây ra tôm chết, làm ảnh hưởng đến đời sống nông dân”.


Related news

Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Vỏ Thép Đánh Bắt Xa Bờ Hỗ Trợ Ngư Dân Đóng Tàu Vỏ Thép Đánh Bắt Xa Bờ

Theo Bộ NN-PTNT, với quy định này, ngư dân có thể đóng mới, cải hoán, nâng cấp tàu khai thác hải sản, tàu dịch vụ hậu cần. Khi vay vốn, ngư dân có thể thế chấp bằng tàu đóng mới, tàu cải hoán, tàu nâng cấp để đảm bảo vốn vay.

Friday. June 13th, 2014
Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào? Tôm Giống Chất Lượng Cao Phải Đợi Đến Khi Nào?

Năm 2013, tỉnh Cà Mau bắt tay triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống, Đề án được kỳ vọng sẽ tạo được nguồn giống đủ lớn nhắm đáp ứng nhu cầu nuôi tôm trong tỉnh.

Friday. June 13th, 2014
Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu Xây Dựng Vùng Nguyên Liệu Cá Tra Phục Vụ Xuất Khẩu

Đến hết tháng 5-2014, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi 2.954 ha, diện tích thu hoạch 1.478 ha, sản lượng thu hoạch hơn 335 nghìn tấn cá tra. Giá cá tra nguyên liệu trong tháng 4-2014 đạt đỉnh điểm với mức 27 nghìn đồng/kg, với mức giá này người nuôi có lãi để tái sản xuất.

Friday. June 13th, 2014
Hội An Khai Thác Hơn 8 Nghìn Tấn Thủy Sản Trong 5 Tháng Đầu Năm Hội An Khai Thác Hơn 8 Nghìn Tấn Thủy Sản Trong 5 Tháng Đầu Năm

Theo tin từ UBND thành phố Hội An cho biết, trong 5 tháng đầu năm, ngư dân Hội An đã khai thác được hơn 8 nghìn tấn thủy sản các loại, đạt 60,4 % kế hoạch năm.

Friday. June 13th, 2014
Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Đạt Trên 70.000 Tấn Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản 6 Tháng Đầu Năm Đạt Trên 70.000 Tấn

UBND tỉnh tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện cho ngư dân đóng mới, cải hoán tàu cá theo hướng nâng cao công suất để tăng số lượng tàu đánh bắt xa bờ, nâng cao hiệu quả nghề cá; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả thông qua các tổ đoàn kết sản xuất trên biển, HTX đánh bắt xa bờ, nghiệp đoàn nghề cá,…

Friday. June 13th, 2014