Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Diệt Ốc Bươu Vàng Kinh Nghiệm Lớn Và… Nhỏ

Diệt Ốc Bươu Vàng Kinh Nghiệm Lớn Và… Nhỏ
Publish date: Saturday. April 26th, 2014

Ốc bươu vàng từ nhiều năm qua đã trở thành mối hiểm họa của nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng. Tại Lâm Đồng, cơ quan chức năng và bà con nông dân đã tìm nhiều cách để tận trừ hiểm họa này nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa như mong đợi. Nhiều giải pháp diệt trừ ố bươu vàng đã được đưa ra áp dụng và rút kinh nghiệm.

Lâm Đồng là một trong những địa phương xuất hiện ốc bươu vàng từ khá sớm. Cũng vì thế mà khả năng diệt trừ loài vật nuôi (ban đầu) này ngày càng khó khăn hơn đối với người dân và cả cơ quan chức năng. Hay nói như một cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng là “Con ốc bươu vàng đã “bám rễ” thật chặt vào đất Lâm Đồng rồi!”.

Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, nạn ốc bươu vàng năm nào cũng xuất hiện và hoành hành trên đồng ruộng ở những vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Có năm, diện tích lúa bị nhiễm ốc bươu vàng của toàn tỉnh lên đến 700-800ha. Trong đó, tập trung ở ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên. Ngoài ba huyện phía nam, ốc bươu vàng còn “tấn công” lên đồng ruộng của các huyện Đức Trọng, Lâm Hà, Đơn Dương…

Bên cạnh việc có mặt trên đồng lúa (là chủ yếu), ốc bươu vàng cũng đã tấn công sang hệ thống sông suối, ao hồ… trên khắp các vùng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời, mật độ từ vài con đến trên dưới 10 con/m2 trước đây, nay đã tăng lên 20-30 con/m2 ruộng lúa. Vụ hè thu vừa rồi, cả Lâm Đồng có đến 690ha lúa bị ốc bươu vàng phá hoại; trong đó có gần 200ha bị nhiễm nặng với mật độ lên đến trên dưới 30 con/m2.

Năm nào cũng vậy, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cũng phải yêu cầu các địa phương tăng cường công tác quản lý đồng ruộng và triển khai nhiều biện pháp để phòng chống loại dịch hại này.

Lâm Đồng là một trong những địa phương đặc biệt quan tâm đến công tác phòng ngừa và tiêu diệt nạn ốc bươu vàng – mối hiểm họa lớn của nông nghiệp cả nước hiện nay. Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ở Lâm Đồng đã có cán bộ khoa học nông nghiệp bỏ công sức và tiền của ra để nghiên cứu tìm ra phương cách tiêu diệt ốc bươu vàng.

Về sau, việc nghiên cứu tìm phương thức diệt ốc bươu vàng một cách hữu hiệu đã trở thành vấn đề được đặt ra trong chiến lược phát triển nông nghiệp của tỉnh Lâm Đồng; và dần dần, công việc này không chỉ của riêng Lâm Đồng.

Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Hiện có rất nhiều biện pháp để hạn chế và tiêu diệt giống vật hại nông nghiệp này, trong đó tựu trung bằng hai biện pháp phòng trừ là biện pháp canh tác và biện pháp hóa học.

Qua quan sát trên các đồng lúa có nhiều ốc bươu vàng cho thấy, nhà nông Lâm Đồng thường sử dụng cách đánh rãnh trước khi gieo sạ lúa để ốc tập trung xuống rãnh; nhờ đó, nhà nông dễ trong xử lý thuốc hoặc tập trung thu bắt ốc. Bên cạnh đó là việc đặt lưới và cắm phên (líp) ở các mương nước lưu thông nhằm hạn chế ốc xâm nhập vào ruộng và dễ dàng trong việc thu bắt ốc. Một trong những biện pháp nữa mà nông dân ở các huyện phía nam (nhất là ở Đạ Tẻh) hay sử dụng là thả vịt vào ruộng trước khi gieo sạ và sau khi gặt xong lúa.

“Đó là những biện pháp về canh tác” – cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết. Cán bộ chuyên môn này còn cho biết thêm: “Ở Lâm Đồng, bà con nông dân còn được hướng dẫn biện pháp về hóa học để tiêu diệt ốc bươu vàng từ nhiều năm qua”.

Biện pháp này chủ yếu là sử dụng hai loại thuốc Padan (chủ yếu là hai loại Padan 4H và Padan 95 SP) và thuốc Deadline Bullet với liều lượng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, biện pháp hóa học tuy mang lại hiệu quả cao (với điều kiện có sự hướng dẫn của cán bộ chuyên trách) nhưng dễ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tác động xấu đến nguồn nước.

Và, một trong những biện pháp hiện đang chưa thực sự phổ biến ở Lâm Đồng (và cả nước) nữa mà chúng tôi quan sát được nữa là: Dùng dây khoai lang để “nhử” ốc bươu vàng! Một số hộ nông dân trồng lúa ở Đạ Tẻh cho biết, từ quan sát thực tế, họ nhận thấy ốc bươu vàng rất thích ăn dây và cả lá khoai lang.

Vì thế, cùng với việc làm rãnh trước khi gieo sạ, khi lúa đã lên xanh và mật độ ốc bươu vàng đã cao, bà con còn mang dây khoai lang ra bờ ruộng thả ngay xuống mép nước để nhử ốc.

Đến sáng hôm sau, chủ ruộng chỉ việc đi quanh bờ nhặt những cọng khoai lang ấy về nhà và “xử lý” bằng cách cho lợn ăn, cho cá ăn, hoặc cho vịt ăn… Biện pháp này thuộc về biện pháp canh tác nhưng chưa được phổ biến rộng trong bà con nông dân ở Lâm Đồng.

Một cán bộ của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho rằng, về lý thuyết thì việc bỏ dây khoai lang xuống ruộng lúa là không gây tác hại cho lúa cũng như không gây ô nhiễm nguồn nước. Còn việc vì sao ốc bươu vàng thích ăn dây khoai lang lại là một chuyện khác.

Tuy nhiên, cách làm này cũng là một trong những cách làm hay cần được phổ biến đến bà con nông dân canh tác lúa, đặc biệt là đối với những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng như Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đức Trọng…

Dĩ nhiên việc nhử ốc bằng dây khoai lang chỉ là một trong những phương cách chứ không phải là cách duy nhất. Tuy nhiên, sử dụng nhiều cách, trong đó có cách dùng dây khoai lang, cùng một lúc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tận diệt dịch ốc bươu vàng hiện đang hoành hành trên đồng ruộng của không chỉ riêng Lâm Đồng.


Related news

Sâu Cuốn Lá Lớn Sâu Cuốn Lá Lớn

Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá

Wednesday. July 20th, 2011
Sâu Phao Hại Lúa Sâu Phao Hại Lúa

Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên ruộng lúa cạn. Ruộng lúa bị hại nặng có màu hơi trắng vì đầu ngọn lá bị sâu hại. Sâu non của sâu phao thường ăn vào ban đêm, nhưng vào những ngày mưa phùn, râm mát chúng có thể phá cả ngày. Sâu non gặm mô diệp lục của lá, ăn khuyết từng miếng nhỏ, chỉ để lại một lớp biểu bì mỏng

Tuesday. July 26th, 2011
Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao? Phòng Trừ Bệnh Lem Lép Hạt Lúa Thế Nào Cho Hiệu Quả Cao?

Bệnh lem lép hạt lúa hiện nay trở nên phổ biến trên ở các vùng trồng lúa ở nước ta, có xu hướng gia tăng về diện tích lẫn mức độ tác hại; mùa vụ nào chân ruộng nào cũng có bệnh, chưa có giống lúa nào chống chịu được bệnh. Lem lép hạt lúa là tên gọi để chỉ chung hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu sậm màu biến đổi từ màu nâu đến đen; từ đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu...

Tuesday. July 12th, 2011
Bệnh Lúa Von Bệnh Lúa Von

Bệnh lúa von là loại bệnh do loài nấm Fusarium moniliforme Shel gây nên do nguyên nhân truyền nhiễm hoặc lây nhiễm. Nấm bệnh có thể phát triển ở điều kiện nhiệt độ từ 10-37oC (thích hợp nhất ở điều kiện 24-32oC), ẩm độ cao và ánh sáng yếu. Trên đồng ruộng, bào tử phân sinh có thể tồn tại và sống trong đất từ 4-6 tháng

Friday. July 15th, 2011
Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu Sâu Đục Thân 5 Vạch Đầu Nâu

Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn

Tuesday. July 19th, 2011