Diện Tích Nhỏ Hiệu Quả Lớn
Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.
Bà Mai cho biết: Năm 2010, gia đình bắt đầu nuôi thử nghiệm heo rừng lai. Do diện tích nhỏ nên tôi chỉ duy trì 4 heo sinh sản và 1 heo đực giống. Mỗi năm, số heo này đẻ được 30 heo con, tôi nuôi bán thịt hoặc bán giống cho người dân trong vùng và các xã lân cận. Với giá heo hiện nay (100 ngàn đồng/kg heo hơi), nuôi một cặp heo giống gần 2 tháng có giá khoảng 2 triệu đồng nên mỗi năm gia đình thu lãi trên 100 triệu đồng từ bán heo sau khi trừ chi phí.
Để tăng thêm thu nhập, gia đình bà nuôi thêm chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Bà Mai cho hay: Năm 2013, đọc báo nói về hiệu quả từ nuôi chim bồ câu Pháp, gia đình tôi đầu tư 100 triệu đồng xây chuồng trại và mua 55 cặp bồ câu, trong đó 40 cặp đang sinh sản. Hiện gia đình có khoảng 100 cặp chim sinh sản và gần 100 cặp chim giống.
Kỹ thuật nuôi bồ câu rất đơn giản, chỉ cần chuồng trại thoáng mát, sạch sẽ và chế độ ăn uống phù hợp thì chim phát triển rất nhanh. Một cặp bồ câu trưởng thành đẻ khoảng 7 - 8 lứa/năm nên trung bình mỗi năm gia đình thu về gần 100 triệu đồng.
Nhờ mô hình kết hợp này, đến nay gia đình bà đã có cuộc sống ổn định với mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ông Phan Văn Điểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Hưng cho biết: Thời gian tới, hội sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để khuyến khích các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ lựa chọn để phát triển kinh tế như gia đình chị Mai.
Related news
Vào thời điểm này, nông dân đang bắt tay vào cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Ngành chức năng cũng đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa - tôm cho nông dân. Theo lịch thời vụ, nông dân sẽ xuống giống lúa dứt điểm vào cuối tháng 9/2013.
Đây là mô hình sản xuất mới không chỉ giúp cho sản phẩm sạch sẽ, an toàn và có giá trị dinh dưỡng, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người làm nghề.
Mưa dầm làm cho trà lúa hè thu đang đến kỳ thu hoạch bị gãy đổ trên diện rộng. Nước ngập, lúa không thể thu hoạch bằng cơ giới mà phải thu hoạch thủ công. Các khoản chi phí không ngừng leo thang trong khi hạt lúa làm ra kém chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bởi địa phương có dòng sông Bảo Định chảy qua cung cấp nước ngọt quanh năm. Nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước mương, vườn sẵn có và đầu tư đào ao nuôi cá các loại, trong đó chủ lực là con cá tai tượng bởi ít tiêu tốn thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Xác định công tác quản lý giống thuỷ sản là vấn đề trọng tâm, ngay từ đầu vụ sản xuất, Tổng cục Thủy sản đã triển khai công tác kiểm tra chất lượng đàn thủy sản bố mẹ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng, chỉ đạo các địa phương kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất giống. Qua đó, tình trạng tự gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ ở một số doanh nghiệp đã được phát hiện và chấn chỉnh.