Dịch mật đường lên men cô đặc - Nguồn thức ăn mới cho gia súc
Hiện nay tại các nhà máy chế biến bột ngọt, loại phụ phẩm nước mật đường lên men cô đặc đang trở thành nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học trường Đại học Nông Lâm, nông dân nên sử dụng loại phụ phẩm này làm thức ăn cho gia súc, không những cung cấp cho gia súc dinh dưỡng đủ hơn mà còn giảm giá thành thức ăn, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Các công đoạn sản xuất được tiến hành theo công nghệ cao, tự động hóa hoàn toàn: nước đường sau khi được tiệt trùng ở nhiệt độ cao, cho men giống vào tiến hành lên men trong bồn lên men cỡ lớn;
Qua các bước cô đặc có chủ định, ly tâm, kết tinh để chiết ra axit amin, sau cùng dung dịch còn lại được cô đặc một lần nữa để tạo thành dịch mật đường lên men cô đặc.
Hàm lượng các thành phần trong dịch mật đường lên men cô đặc như sau: nhiệt lượng 244,39Kcal/100g, protein thô 34,21%, chất béo thô 1,07%…
Ngoài ra còn có các chất Vitamin A,B6, C, E, Betacaroten, Biotin, Niacin, axit Folic, axit Phantotheric…
Hầu hết người sử dụng nguyên liệu đều cho rằng mua 1 kg dịch mật đường lên men cô đặc chỉ có 700 đồng, trong khi sử dụng bột cá 3.000đ/kg.
Rõ ràng đây là điều rất có lợi cho người chăn nuôi vì giá thành hạ, có lãi cao hơn.
Dịch mật đường lên men cô đặc còn có thể phun trực tiếp lên cỏ chăn nuôi hoặc thức ăn gia súc.
Nó sẽ làm tăng hương vị và tăng thêm chất kết dính lúc tạo hạt thức ăn gia súc.
Mật rỉ đường cô đặc để lâu không hề thiu, thối vì đã lên men rồi.
Related news
Bệnh ngã nước ở trâu bò mà nông dân thường gọi là bệnh do ký sinh trùng do một loài vi sinh vật ký sinh trong máu gây ra, có tên là tiêu mao trùng (còn gọi là Xura). Bệnh thường chỉ xuất hiện khi chuyển trâu, bò từ miền núi xuống đồng bằng. Bệnh gây thiệt hại lớn bởi nó có thể làm chết cả đàn.
Để nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu bò cái, chúng ta cần phát hiện nguyên nhân gây nên tình trạng không bình thường trong quá trình sinh sản của trâu bò. Các nguyên nhân đó có thể là: dinh dưỡng, tổ chức phối giống, quản lý sử dụng, thời tiết…