Đề Nghị Bố Trí Vốn Cơ Sở Hạ Tầng Vùng Nuôi Thủy Sản Tập Trung Xã Tam Tiến (Núi Thành)

UBND tỉnh vừa đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và phần vốn ngân sách Trung ương đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến, huyện Núi Thành. Dự án do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích đất tạm thời là 5ha, còn diện tích đất sử dụng vĩnh viễn là 40ha với tổng mức đầu tư gần 42,8 tỷ đồng.
Cụ thể, sẽ xây dựng khoảng 87 ao nuôi tôm và các hạng mục kênh tiêu, đường dây trung thế, trạm biến áp, đường bê tông nội bộ cho 40ha diện tích nuôi tôm trên cát xã Tam Tiến.
Khi hoàn thành, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung xã Tam Tiến (Núi Thành) hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đạt tiêu chuẩn môi trường và các tiêu chuẩn hiện hành do Nhà nước quy định và kết hợp với các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh tạo thành điểm du lịch nghề nghiệp tự nhiên, sinh thái liên hoàn.
Related news

Các hộ tham gia dự án được hỗ trợ giống, thiết bị, vật tư; được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê; quy trình cấp giấy chứng nhận Utz Certified Good Inside cho cà phê và được tham quan, học tập những mô hình cà phê sản xuất trên địa bàn khu vực đơn vị đóng quân…

Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.

Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.

Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.