Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Để Con Tôm Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao

Để Con Tôm Đem Lại Giá Trị Kinh Tế Cao
Publish date: Tuesday. March 11th, 2014

Năm 2013 vừa qua, dân nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm thẻ chân trắng thắng lớn cả về sản lượng và giá. Toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 9.500ha nuôi tôm (trong đó có 2.500ha nuôi tôm chân trắng) với tổng sản lượng trên 8.000 tấn; giá bán trên thị trường dao động trong khoảng 150.000-210.000 đồng/kg (cao hơn từ 70.000-100.000 đồng/kg so với cùng kỳ 2012).

Đặc biệt con tôm thẻ chân trắng đạt năng suất bình quân gần 3 tấn/ha; một số vùng nuôi tập trung có hạ tầng tốt như Móng Cái, Quảng Yên đạt năng suất từ 10-20 tấn/ha. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vụ tôm năm 2013 vừa qua, hầu hết các hộ nuôi tôm đều thu được từ 1-2,5 tỷ đồng/ha/năm.

Cá biệt có hộ thu gần 4 tỷ đồng như hai anh em ông Bùi Văn Quang, Bùi Văn Tuấn ở xã Đông Ngũ (Tiên Yên); các hộ nuôi tôm phường Hải Hoà (Móng Cái) cũng đạt thu gần 700 tỷ đồng, trong đó hộ ông Bùi Ngọc Liêm lãi 2,5 tỷ đồng; Công ty CP Thuỷ sản Bim, một đơn vị sản xuất tôm ở TX Quảng Yên thu lãi gần 40 tỷ đồng...

Từ những hiệu quả trên, bước vào vụ tôm năm nay, người nuôi tôm với khí thế phấn khởi đã và đang chuẩn bị các điều kiện để thả tôm, mở rộng diện tích nuôi tôm.

Ông Lưu Thế Phương, Trưởng Phòng Môi trường và Dịch vụ, Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh cho biết: Đến thời điểm này tuy chưa có con số thống kê chính thức, song nhiều khả năng tổng diện tích nuôi tôm năm nay sẽ tăng hơn năm trước. Hiện nay các hộ nuôi tôm đang cải tạo ao đầm, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và chuẩn bị giống để thả.

Có thể thấy, tuy đem lại giá trị lớn song con tôm cũng có tính rủi ro cao, nhất là tình trạng nhiễm dịch bệnh và sự thiếu ổn định về giá thu mua. Năm 2013, đã có thời điểm vùng tôm Hải Lạng (Tiên Yên) bị nhiễm bệnh, chết trắng đầm. Nguy hại hơn, sau mỗi đợt tôm bị nhiễm dịch như vậy, việc cải tạo môi trường để tái sản xuất rất khó khăn, nguy cơ tôm tái nhiễm bệnh cũ cao.

Đồng thời hiện đầu ra của con tôm Quảng Ninh vẫn chủ yếu là Trung Quốc, trong khi đó ai cũng biết đây là thị trường biến động khó lường. Ngoài ra thì hệ thống cơ sở hạ tầng vốn có tính quyết định rất lớn đến sự thành công của con tôm thì hiện đang là điểm yếu và thiếu của ngành công nghiệp nuôi tôm trên địa bàn.

Thực tế hệ thống hạ tầng nuôi tôm trên toàn tỉnh đang thiếu đồng bộ, số các ao đầm nuôi tôm được đầu tư bài bản không nhiều, chỉ mới tập trung ở những vùng nuôi tôm tập trung và các đơn vị doanh nghiệp sản xuất tôm.

Đặc biệt hệ thống hạ tầng để đảm bảo chất lượng môi trường nước nuôi tôm rất hạn chế. Kênh mương cấp thoát nước tại các vùng nuôi tôm tập trung chủ yếu là dùng chung, chưa được đầu tư cứng hoá. Các điều kiện về con giống cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tiêu cực.

Bởi hiện nay toàn tỉnh đang có 17 đơn vị cung ứng giống song chỉ có 8 đơn vị cung ứng giống tôm với sản lượng tối đa cũng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu trên địa bàn. Ngoài ra mặc dù chất lượng giống tôm ở đây được đánh giá tốt, tuy nhiên giá lại cao hơn bên ngoài nên không ít người đã chọn mua giống trôi nổi, không rõ xuất xứ.

Sau dịp tiết thanh minh, khi nhiệt độ ấm áp hơn là thời điểm người nuôi tôm đồng loạt xuống giống. Để con tôm có thể đem lại giá trị kinh tế cao, người nuôi tôm cần phải chú ý các điều kiện đảm bảo sinh trưởng và phát triển phù hợp cho con tôm.

Đơn cử như môi trường nước, tiêu chuẩn ao đầm, mật độ thả, biện pháp phòng chống dịch... và đặc biệt là phải tuân thủ lịch mùa vụ cũng như những khuyến cáo của cơ quan chức năng. Ngoài ra người nuôi nên mua giống ở những cơ sở có uy tín; sử dụng thức ăn nuôi tôm, chế phẩm hoá chất liên quan trong danh mục.

Ngoài ra người nuôi nhất thiết phải làm thủ tục kê khai đăng ký sản xuất ban đầu theo quy định để nếu có rủi ro xảy ra còn được hỗ trợ kịp thời.


Related news

Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

Wednesday. July 29th, 2015
Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả Gia Lai có 689 ha cà phê bị bệnh rụng quả

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua, các vùng trồng cà phê trong tỉnh đã xuất hiện bệnh rụng quả cà phê làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ thu hoạch tới.

Wednesday. July 29th, 2015
Đắk Nông cứu cây cao su! Đắk Nông cứu cây cao su!

Thời gian gần đây, tình trạng nông dân tự phát chặt bỏ cây cao su đã diễn ra trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, với diện tích lên đến hàng ngàn ha thật sự là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, đặc biệt là ngành Nông nghiệp.

Wednesday. July 29th, 2015
Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien Chọn hướng đi phù hợp cho cây trồng biến đổi gien

Trước áp lực gia tăng dân số, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp, biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia trên thế giới đưa cây trồng biến đổi gien (CTBĐG) vào sản xuất. Thực tế cho thấy, các nước đi đầu trong nghiên cứu và ứng dụng CTBĐG đã thu lợi rất lớn so với các nước khác.

Wednesday. July 29th, 2015
Bình Định sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước hiệu quả cao nhưng chưa bền vững Bình Định sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước hiệu quả cao nhưng chưa bền vững

Do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định bị thiếu hụt nghiêm trọng. Trong vụ Hè Thu (HT) năm nay, nông dân nhiều địa phương đã chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn, lợi nhuận tăng lên đáng kể.

Wednesday. July 29th, 2015