Để cây thanh long phát triển bền vững (Bài 2)
Phát triển ồ ạt
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thanh long tiếp tục được trồng mới 3.670 ha, đưa diện tích thanh long toàn tỉnh 24.212 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, sản lượng ước đạt 500.000 tấn. Một số địa phương như Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, La Gi đang đứng đầu với việc trồng sản xuất thanh long...
Nếu tính trong năm 2013 và đầu năm 2014, giá cả thanh long tăng cao, cả chính vụ và trái vụ; giá bình quân chính vụ năm 2013 là 13.273 đồng/kg, trái vụ 17.210 đồng/kg; đầu năm 2014, giá thanh long tiếp tục tăng cao có lúc đến 27.000 - 30.000 đồng/kg; sau khi trừ chi phí thì mỗi ha thanh long có lãi từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm.
So với cây lúa thì sản xuất thanh long hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Vậy nên, lý do đơn giản để diện tích thanh long tiếp tục phát triển vẫn là lợi ích kinh tế. Tính riêng năm 2013, diện tích thanh long của toàn tỉnh đạt 20.502 ha; vượt 5.415 ha so với quy hoạch được duyệt đến năm 2015.
Trước sự phát triển thanh long ồ ạt, hướng nông dân sản xuất thanh long theo chuẩn VietGAP là cần thiết. Thống kê mới nhất cho thấy gần 8.000 ha được cấp giấy chứng nhận VietGap, và 41 cơ sở thu mua, kinh doanh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm trong sơ chế sản phẩm. Với sự đầu tư về trang thiết bị công nghệ sau thu hoạch và chế biến, việc xử lý, sơ chế, vận chuyển, bảo quản sản phẩm thanh long được các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư.
Hiện nay, tỉnh đã có nhà máy xử lý nhiệt bằng hơi nước nóng của Công ty TNHH Hồng Ân tại huyện Bắc Bình nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của một số thị trường nhập khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc. Điều này cho thấy thanh long Bình Thuận có thể bước vào thị trường thế giới một cách đầy đủ nhất. Nhưng cho đến thời điểm này, thanh long vẫn cần hướng đi vững chắc mà không phụ thuộc quá nhiều vào con đường xuất khẩu tiểu ngạch.
Thị trường Trung Quốc cầm cán
Thanh long Bình Thuận thời điểm này vẫn được tiêu thụ ở dạng trái tươi ở nội địa và xuất khẩu. Nhưng thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15 - 20% sản lượng, còn lại khoảng 80 - 85% sản lượng chủ yếu được xuất khẩu, tương ứng với khoảng 320 - 340 ngàn tấn/năm.
Các cơ sở kinh doanh, thu mua khẳng định rằng, đến nay “láng giềng” Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ rất lớn thanh long xuất khẩu của Bình Thuận. Việc tiêu thụ thanh long theo phương thức biên mậu với Trung Quốc. Xuất khẩu thanh long chủ yếu thông qua một trong hai hình thức như các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long tại Bình Thuận trực tiếp vận chuyển hàng đi tiêu thụ hoặc các khách hàng Trung Quốc tổ chức các chân rết tại các địa bàn đặt hàng để các thương lái tổ chức vận chuyển hàng ra biên giới phía Bắc giao cho doanh nghiệp Trung Quốc.
Giá cả tiêu thụ thanh long có lúc lên, lúc xuống; nhưng nhìn chung sản xuất thanh long có hiệu quả, sản xuất có lãi. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những khó khăn và thách thức như công tác quản lý quy hoạch thanh long cũng còn nhiều hạn chế, người dân còn phát triển thanh long một cách tự phát, sản xuất thanh long chưa thật sự bền vững.
Thực tế, diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn VietGAP mới đạt 35,7% (7.335 ha VietGAP/20.502 ha) so với diện tích thanh long toàn tỉnh. Nhiều tổ chức nông dân như tổ liên kết, hợp tác xã, liên minh sản xuất thanh long được thành lập nhưng vẫn chưa đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Công nghệ đóng gói, bảo quản thanh long còn quá đơn giản làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Kết cấu hạ tầng sản xuất như hệ thống giao thông, điện của một số vùng tập trung chuyên canh thanh long còn nhiều hạn chế. Việc xuất khẩu thanh long chủ yếu theo hình thức mậu biên phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Quản lý việc mua bán, tiêu thụ thanh long còn nhiều hạn chế, thiếu chặt chẽ; nhất là không quản lý được lực lượng thương lái trung gian, gây khó khăn trong quản lý, thu thuế. Ngay cả các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu chính ngạch thanh long có năng lực mua bán quốc tế còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng vùng tập trung sản xuất thanh long của tỉnh còn nhiều bất cập; hệ thống giao thông nông thôn chủ yếu là đường cấp phối... Chính vì vậy, sau nhiều năm phát triển, tưởng chừng như là một thế mạnh cho vùng đất sản sinh ra thanh long, nhưng chúng ta vẫn chưa chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm thanh long.
Related news
Trước tình trạng hàng loạt mặt hàng nông sản, thủy sản đồng loạt rớt giá, ngành nông nghiệp đang cùng với các bộ, ngành và các địa phương tập trung lo giải quyết vấn đề thị trường
Trong những năm gần đây, Tân Thắng (Bình Thuận) được biết đến là địa bàn nuôi dông với quy mô và số lượng trại lớn nhất huyện Hàm Tân. Bên cạnh mô hình nuôi dông, hiện nay, tại Tân Thắng đang xuất hiện một mô hình mới nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã do anh Đinh Hoàng Tâm ở thôn Phò Trì làm chủ.
Sở NN-PTNT tỉnh này cho biết, đến nay toàn tỉnh có 9.140ha lúa bị sâu, bệnh gây hại, giảm 641 ha so với trung tuần tháng 12 và giảm gần 12 ngàn ha so với cùng kỳ năm ngoái
Ông Tỉnh cho biết từ khi làm bẫy bắt và ngăn không cho côn trùng vào vườn, thì rau của ông không cần dùng thuốc bảo vệ thực vật vẫn luôn xanh tốt.
Hiện nay, người dân ấp cồn Thành Long, xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam đang rộ lên phong trào trồng cây táo. Từ những năm qua, cây táo đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho bà con.