Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên, để các biện pháp đó phát huy hiệu quả thì việc quản lý chất lượng tôm giống – một trong những yếu tố để tăng năng suất tôm nuôi cũng được tỉnh Cà Mau quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chất lượng tôm giống theo đúng các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh; kiên quyết tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Rà soát, bố trí công chức, viên chức có tâm huyết, công tâm trong công việc tham gia trực tiếp các hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quản lý tôm giống.
Các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan báo, đài trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất tôm giống bảo đảm chất lượng; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý chất lượng tôm giống, tự giác tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Kịp thời phát hiện, tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và phê phán mạnh mẽ các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chất lượng tôm giống.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống thủy sản.
Cà Mau tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng tôm giống, tôm bố mẹ để sinh sản nhân tạo; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đúng quy định kết hợp xử lý nghiêm như: rút giấy phép hoạt động, tiêu hủy tôm mang mầm bệnh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tỉnh chỉ đạo cho Sở Công an phối hợp với các sở ngành hữu quan và huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, ký kết thỏa thuận thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn
Related news

Cũng náo nức và khẩn trương không kém so với các nhóm nông dân khác của 12 tỉnh ĐBSCL, nhưng nhóm nông dân ở Khóm Vĩnh Mỹ A, phường 3, TX Ngã Năm (Sóc Trăng) lại có nét chuẩn bị rất riêng của họ…

Thời gian qua, xã Hoài Xuân (huyện Hoài Nhơn) đã tập trung thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), góp phần làm cho bộ mặt nông thôn địa phương có nhiều thay đổi tích cực, đời sống vật chất tinh thần của người dân từng bước được cải thiện…

Mỹ Thọ là xã Anh hùng, thuộc huyện Phù Mỹ. Những năm qua, Mỹ Thọ đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, vượt qua khó khăn, thách thức, xây dựng quê hương ngày càng phát triển. “Từ xóa đói, giảm nghèo, rồi từng bước vươn lên khá giàu nhờ tập trung phát triển kinh tế nông-ngư nghiệp là 2 ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”- ông Nguyễn Kim Trắc, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Thọ, khẳng định.

Quỹ Tín dụng nhân dân (QTD) thị trấn (TT) Diêu Trì hoạt động trên địa bàn TT Diêu Trì và 2 xã Phước An, Phước Thành (huyện Tuy Phước). Hoạt động của QTD đã góp phần giúp các địa phương này phát triển, kinh tế bình quân hàng năm từ 12 - 15,3%, thu nhập bình quân đầu người từ 34,5 - 40 triệu đồng/năm.

Ngày 31.8, Bộ NN-PTNT đã công bố báo cáo kết quả kiểm tra bước đầu chất tạo nạc trong chăn nuôi heo sau khi có đề nghị của Chi cục Thú y TPHCM cũng như thông tin dư luận cho rằng các doanh nghiệp, chủ trang trại và nông dân đang sử dụng bừa bãi chất tạo nạc Sbutamol, gây hoang mang cho người tiêu dùng và làm rối thị trường.