Đầu Tư Chocánh Đồng Liên Kết
Các doanh nghiệp VN đang ráo riết xây dựng các cánh đồng lớn liên kết với nông dân, với quyết tâm xây dựng thương hiệu lúa gạo VN. Phóng viên NTNN đã trò chuyện với tân Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Hùng Linh về vấn đề này.
Ông có thể cho biết những chuyển biến đáng chú ý về xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay?
- Đến ngày 10.4, chúng ta đã xuất khẩu được 1,325 triệu tấn gạo. Trong quý 1.2014, các doanh nghiệp (DN) đã tăng cường xuất khẩu vào cuối quý. Nếu tháng 1 và 2 giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái thì đến tháng 3 đã vực dậy còn giảm 15% so với cùng kỳ. Từ cuối tháng 3 đến nay có dấu hiệu tốt lên thông qua lượng đăng ký hợp đồng mới trong 10 ngày đầu tháng 4 là hơn 900.000 tấn, nâng tổng số hợp đồng đăng ký đến thời điểm lên hơn 2,72 triệu tấn gạo.
Dấu hiệu tốt thứ hai là thương mại biên giới lượng gạo xuất khẩu đi được rất lớn. Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của VN trong quý 1, chiếm trên 40% sản lượng gạo xuất khẩu.
Dấu hiệu tốt thứ 3 là chúng ta vừa trúng thầu hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines. Đây là thị trường lớn thứ 2 của VN trong xuất khẩu gạo và các hợp đồng tập trung mà chúng ta có được từ thị trường này giúp giữ giá rất nhiều cho thị trường lúa gạo trong nước.
Nhưng thực tế hiện tại giá lúa gạo trong nước vẫn đang giảm, thưa ông?
- Từ khi Bộ GTVT thực hiện công tác kiểm tra tải trọng xe container thì cước vận tải tăng đột biến và tiến độ giao hàng ra phía Bắc bị chậm lại, làm giá lúa gạo trong nước bị chững lại và giảm nhẹ. Tuy nhiên tôi tin rằng với việc vừa thắng thầu hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines, giá lúa gạo trong nước sẽ nhích lên lại.
Đoàn công tác kiểm tra hoạt động tạm trữ lúa gạo vừa có chuyến kiểm tra tại Đồng Tháp, kết quả như thế nào, thưa ông?
- Qua kiểm tra bước đầu thì trong 131 DN được giao chỉ tiêu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo trong vụ đông xuân vừa qua thì có 10 DN (với chỉ tiêu khoảng 40.000 tấn) đến giờ vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng nên chưa mua được kg gạo nào. Những DN này chúng tôi sẽ xem xét cắt chỉ tiêu thu mua tạm trữ để giao cho các DN khác nhằm bảo đảm tiến độ thu mua.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như thế, VFA sẽ điều hành như thế nào để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo có hiệu quả?
- Nhiệm vụ trọng tâm nhất trong công tác xuất khẩu gạo thời gian tới là chúng ta phải làm sao xây dựng được thương hiệu và chất lượng cho gạo VN. Điều này bắt buộc các DN phải có vùng nguyên liệu riêng liên kết được với nông dân trong sản xuất và xuất khẩu. Vấn đề này các DN cũng được Chính phủ và Bộ NNPTNT quan tâm hỗ trợ nhiều.
Cụ thể tôi được biết, Bộ NNPTNT sẽ thành lập một tổ gồm có Cục Trồng trọt, Sở NNPTNT các tỉnh, VFA và 2 Tổng Công ty Lương thực để chỉ đạo, hướng dẫn các DN cùng địa phương thực hiện liên kết ngay trong vụ hè thu này. VFA sẽ phối hợp cùng Sở NNPTNT các tỉnh lên kế hoạch, chọn một số vùng có điều kiện thích hợp để các DN thực hiện thí điểm liên kết làm cánh đồng lớn với nông dân. Mỗi cánh đồng liên kết phải có diện tích tối thiểu là 150ha.
Việc DN liên kết làm cánh đồng lớn với nông dân thời gian gần đây vẫn còn nhiều trắc trở và nhiều trường hợp bị phá vỡ hợp đồng, VFA có giải pháp nào không, thưa ông?
“Nông dân phải tập hợp lại thành hợp tác xã để có tư cách pháp nhân ký hợp đồng với doanh nghiệp. Từ đó những phát sinh khi hợp đồng bị phá vỡ cũng dễ dàng giải quyết hơn”. Ông Nguyễn Hùng Linh
- Thời gian qua các DN lương thực chỉ mới thí điểm làm cánh đồng lớn thông qua việc bao tiêu sản phẩm đầu ra nên mối liên kết này còn lỏng lẻo. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã thống nhất ngay từ vụ hè thu này, các DN sẽ bắt đầu đầu tư nguyên liệu đầu vào cho cánh đồng liên kết, trước mắt là khâu phân bón hoặc giống, sau phải là toàn bộ, và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tùy theo thỏa thuận với nông dân, DN có thể chọn mô hình bao tiêu sản phẩm chốt một giá ngay từ đầu hoặc mua theo giá thị trường.
Mặt khác để mối liên kết được chặt chẽ hơn thì tư cách pháp nhân của nông dân tham gia cánh đồng lớn phải được nâng lên. Nông dân phải tập hợp lại thành hợp tác xã để có tư cách pháp nhân ký hợp đồng với doanh nghiệp. Từ đó những phát sinh khi hợp đồng bị phá vỡ cũng dễ dàng giải quyết hơn.
Yếu tố đồng đều của giống đã ảnh hưởng đến chất lượng, thương hiệu gạo xuất khẩu Việt Nam. Theo ông, điều này sẽ được khắc phục thế nào?
- VFA đã thống nhất chọn giống Jasmine 85 để xây dựng thương hiệu lúa gạo VN do đây là là giống lúa chủ lực trong các dòng lúa thơm hiện nay. Bởi vài năm gần đây xuất khẩu gạo thơm của ta có sự tăng trưởng khá tốt. Gạo thơm xuất khẩu trong quý 1.2014 tăng gần 28% so với cùng kỳ với hơn 230.000 tấn. Các thị trường Trung Quốc và châu Phi ăn gạo thơm của Việt Nam ngày càng nhiều do giá cả của ta khá cạnh tranh so với giá gạo thơm của Thái Lan nên Bộ NNPTNT cũng xác định đây là mặt hàng ta có lợi thế cạnh tranh nhất.
Xin cảm ơn ông!
Related news
Trong thời điểm hiện nay, giá lợn hơi xuống thấp có nhiều trang trại, hộ nuôi lợn phải “treo chuồng”. Tuy nhiên, còn có một số trang trại, hộ dân ở xã Phúc Ninh (Yên Sơn) vẫn đang duy trì, hoặc ít nhất là chưa bị thua lỗ do có “cách nuôi lợn thời giá thấp”. Gia đình chị Đỗ Thị Tươi, thôn Khuôn Thống, xã Phúc Ninh là một điển hình.
Mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã và đang được triển khai rộng khắp cả nước như là một hướng đi bền vững nhất trong phát triển nền sản xuất nông nghiệp tập trung, hiện đại. Tuy nhiên, giữa việc nơi nơi đua nhau triển khai, nhân rộng, công ty nối tiếp công ty đẩy mạnh đầu tư và hàng trăm ngàn nông dân phấn khởi hưởng ứng thì nên chăng có sự nhìn nhận lại một cách tổng quan nhất về toàn bộ mô hình và sự phân chia lợi nhuận trong chuỗi sản xuất để có thể phát triển, nhân rộng theo đúng định hướng. Đây cũng là việc cần làm nhằm tái cơ cấu, đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, mỗi người một kiểu và mô hình dần đi vào quy luật… thoái trào.
Nhằm tận dụng nguồn đất vườn đồi bị bỏ hoang, những năm qua, bà con nông dân xã Nam Dong huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông đã tìm ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần từng bước xóa đói giảm nghèo, trong đó phải kể đến thành công của mô hình trồng cây nhãn trên đất vườn đồi của bà con nông dân nơi đây.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có khoảng 2.000ha mãng cầu (ta) chất lượng tốt, tập trung tại: Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và TP.Vũng Tàu. Bình quân mỗi năm, sản lượng thu hoạch gần 9.000 tấn/năm. Nếu được quy hoạch bài bản, mãng cầu sẽ là cây ăn quả đầy sức cạnh tranh của BR-VT.
Trong niên vụ cà phê 2012 - 2013, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) sẽ cung cấp miễn phí gần 300.000 cây cà phê giống cho những hộ dân muốn tái canh vườn cà phê già cỗi. Số cây này đủ tái canh cho khoảng 270 héc ta.