Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Đỡ Cho Người Nghèo Điện Biên Đông

Bà Đỡ Cho Người Nghèo Điện Biên Đông
Publish date: Wednesday. May 28th, 2014

Những năm qua, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông đã thực hiện hiệu quả 12 chương trình tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ nghèo trên địa bàn được vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Chúng tôi tới thăm gia đình anh Đặng Xuân Hướng, tổ 2, thị trấn Điện Biên Đông. Nhìn ngôi nhà khang trang và mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp, khép kín với hệ thống chuồng trại được đầu tư kiên cố, khoa học của anh Hướng thì khó ai có thể tin rằng cách đây hơn 10 năm, gia đình anh Hướng là một trong những hộ nghèo của thị trấn.

Anh Hướng nhớ lại: Ngày ấy, chưa có hướng phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình chỉ trông vào 300m2 ruộng, nhà đông người làm không đủ ăn.

Khi được cán bộ Hội Nông dân thị trấn tuyên truyền về vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế, tôi đã vay 30 triệu đồng và tận dụng quỹ đất của gia đình để xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn thịt. Tận dụng tối đa nguồn vốn vay, từng bước mở rộng mô hình, đến nay, gia đình anh Hướng đã có 1 hệ thống chuồng trại kiên cố với 4 chuồng nuôi lợn thịt và 1 chuồng nuôi lợn nái, tổng diện tích khoảng 3.000m2.

Mỗi năm, anh Hướng xuất ra thị trường khoảng 7 tấn lợn thịt. Ngoài ra, gia đình anh còn mở dịch vụ xay xát, nấu rượu và nuôi thêm gần 100 con gà lai chọi. Mỗi năm, gia đình anh Hướng thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Thành công từ mô hình chăn nuôi đã giúp gia đình anh cải thiện cuộc sống, nâng cao thu nhập và từng bước thoát nghèo.

Không chỉ ở thị trấn mà những hộ nghèo các xã vùng cao cũng phát huy hiệu quả vay vốn để thoát nghèo. Anh Lò Văn Muôn, bản Na Phát B, xã Na Son cho biết: Trước đây, tôi đã có thời gian làm nghề buôn cá giống, sáng lặn lội xuống huyện Điện Biên lấy cá giống rồi ngược lên huyện Điện Biên Đông để bán cho các hộ nuôi thủy sản trong vùng, vất vả nhưng lợi nhuận không được bao nhiêu vì chi phí vận chuyển lớn.

Sau khi học được kỹ thuật nuôi cá giống, tôi đã vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đào ao nuôi cá giống. Sau 2 năm tôi đã thành công với mô hình này. Đến nay, nhà đình anh Muôn đã có 5 ao lớn, nhỏ với diện tích 6.000m2 để nuôi cá giống. Năm 2013, gia đình anh thu được 100 triệu đồng từ bán cá giống.

Gia đình anh Hướng, anh Muôn chỉ là 2 trong rất nhiều gia đình ở huyện Điện Biên Đông đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Ông Cà Hải Biên, Chủ tịch UBND thị trấn Điện Biên Đông cho biết: Để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho các tổ chức, đoàn thể: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên thành lập các tổ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn phát triển kinh tế; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc bà con sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả lãi, nợ đúng kỳ hạn.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện cử cán bộ hỗ trợ người dân về khoa học kỹ thuật và định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế địa phương. Hiện nay, thị trấn Điện Biên Đông có 10 tổ vay vốn với 464 hộ tham gia, tổng dư nợ tính hết ngày 12/5 là 7,7 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Viết Thanh, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông cho biết: Từ nguồn vốn vay ưu đãi, tính đến nay trên địa bàn huyện đã có hơn 6.000 hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế. Trong đó, gần 50% số hộ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay đã thoát nghèo.

Ngoài nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn hỗ trợ cho các đối tượng như: Học sinh, sinh viên đi học; giúp lao động nông thôn giải quyết việc làm...

Đến nay, đơn vị đã hỗ trợ cho 623 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học, 150 lao động nông thôn có việc làm, hơn 2.500 hộ nghèo có nhà ở... Tính tới ngày 30/4/2014, tổng dư nợ toàn huyện đạt trên 157 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng bình quân đạt 10%, tỷ lệ thu lãi đạt 60%, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ chiếm 1,32%.

Thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Điện Biên Đông tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể, tổ chức hội ở 14/14 xã, thị trấn trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm nâng cao thu nhập.


Related news

Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh Giá gạo xuất khẩu tăng mạnh

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh sau thông tin có thêm những hợp đồng xuất khẩu gạo lớn, cùng dự báo sản lượng toàn cầu sụt giảm do tác động của El Nino.

Tuesday. October 13th, 2015
Mía ĐBSCL được mùa, được giá Mía ĐBSCL được mùa, được giá

Giá mía đã tăng cao trở lại từ 20 - 25 % so với vụ trước. Đây là một tin vui với người dân trồng mía sau nhiều năm giá mía nguyên liệu giảm mạnh.

Tuesday. October 13th, 2015
Heo VietGAP đã có kênh tiêu thụ riêng Heo VietGAP đã có kênh tiêu thụ riêng

Lần đầu tiên thịt heo đạt chuẩn VietGAP có kênh tiêu thụ riêng, góp phần tạo ra phân khúc thịt an toàn VietGAP mà người tiêu dùng có nhu cầu ngày càng nhiều nhờ bảo đảm vệ sinh thực phẩm. Đó là kết quả của hơn 5 năm thực hiện Dự án Lifsap - nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Tuesday. October 13th, 2015
Kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng bèo, nuôi gà Kiếm nửa tỷ đồng mỗi năm từ trồng bèo, nuôi gà

Nuôi gà là nghề “xưa như trái đất”, nhưng để kiếm tới hơn nửa tỷ đồng nhờ triết lý cộng sinh trồng bèo hoa dâu và nuôi gà thì ít ai dám tin. Đó là câu chuyện của lão nông Nguyễn Chừ ở thôn Phong Niên, xã Tịnh Phong (Sơn Tịnh).

Tuesday. October 13th, 2015
Nhân rộng mô hình chăn nuôi xanh Nhân rộng mô hình chăn nuôi xanh

Với mục tiêu hạn chế ô nhiễm do chất thải từ chăn nuôi những năm qua, Quảng Ngãi đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học vào chăn nuôi nhằm giúp người dân vừa tăng gia sản xuất, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tuesday. October 13th, 2015