Đầu Tư 239 Tỉ Đồng Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Trà Vinh
Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.
Cụ thể là dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cấp và thoát nước cho diện tích 4.800 ha đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn 2 xã Long Vĩnh, Long Hữu, có tổng vốn đầu tư 133 tỉ đồng. Công trình gồm các hạng mục chính như: đào mới 12 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài hơn 22,2 km, xây dựng 10 cống thoát nước và 8 cây cầu giao thông, nâng cấp đường điện trung thế,...
Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn 3 xã Đông Hải, Long Toàn, Hiệp Thạnh có tổng vốn đầu tư hơn 106 tỉ đồng, gồm các hạng mục như: xây dựng 11 cống thoát nước và 18 cây cầu giao thông, đào mới 28 tuyến kênh thủy lợi có tổng chiều dài trên 33 km, đảm bảo phục vụ cấp và thoát nước cho hơn 1.430 ha đất nuôi trồng thủy sản. Hai dự án này được thực hiện từ nay đến năm 2017. Đây là 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật có vốn đầu tư và phục vụ cho diện tích nuôi trồng thủy sản trong tỉnh Trà Vinh, lớn nhất từ trước đến nay. Nhờ các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong 3 năm qua, ngành nông nghiệp Trà Vinh đã xây dựng mới thêm 500 ha vùng nuôi tôm sú công nghiệp, nâng tổng diện tích vùng nuôi tôm công nghiệp của tỉnh hiện có lên 3.650 ha.
Related news
Phong Sơn là địa phương có diện tích trồng lạc lớn nhất toàn huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế). Vụ lạc Đông xuân 2013-2014 không chỉ mất mùa mà còn mất giá khiến nhiều hộ lao đao. Chị Trần Thị Tuyết ở thôn Cổ Bi trồng 5 sào, nhưng chưa bao giờ lại có năng suất thấp như Đông xuân này.
Nhờ có đầu óc nhạy cảm, chị Thiếc trở thành người Quảng Trị đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này trở thành tỷ phú nhờ con sứa. Cái duyên đến với nghề chế biến, kinh doanh sứa thật bất ngờ với chị. Theo chồng đi biển bao năm nhưng cuộc sống vẫn đói khổ, sức khỏe ngày càng yếu, năm 2012, chị quyết định lên bờ đi bán sứa, đóng gói thuê cho các doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) và Vương quốc Thái Lan về phát triển đàn bò thịt chất lượng cao Charolais, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình giống bò thịt Charolais. Đến nay sau hơn 1 năm thực hiện, mô hình cho hiệu quả bước đầu khả quan.
Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.
Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.