Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dầu Khoáng Trừ Sâu Hại Cây Trồng

Dầu Khoáng Trừ Sâu Hại Cây Trồng
Publish date: Tuesday. February 28th, 2012

Các chế phẩm dầu khoáng thông thường cũng có khả năng diệt sâu nhưng dễ làm cháy lá cây, do có hàm lượng aromatic cao và không hòa tan được trong nước nên muốn sử dụng chúng làm thuốc trừ sâu thì phải đặc chế ra loại dầu không hại cây và hòa tan đều được trong nước.

Để có loại dầu này, trước hết trong quá trình chưng cất dầu mỏ, người ta tách sản phẩm dầu ở nhiệt độ chưng cất khoảng 30- 40 độ C để được sản phẩm có số carbon trong mạch từ 20- 24. Với số carbon này có trong mạch vừa có hiệu lực trừ sâu cao, lại vừa không làm cháy lá cây. Dầu có số carbon trong mạch nhiều, độ nhớt cao thì sâu chết nhanh nhưng lại dễ hại cây, ngược lại số carbon ít, độ nhớt thấp thì an toàn với cây hơn nhưng hiệu lực diệt sâu lại yếu. Ngoài ra để không làm cháy cây, người ta cố gắng loại bỏ bớt hàm lượng aromatic tới mức thấp nhất (dưới 10%).
Muốn dầu hòa được với nước để phun trải đều lên cây phải cho vào một chất nhũ hóa đặc biệt.
Tác dụng diệt sâu của dầu chủ yếu là bịt các lỗ thở làm sâu ngạt thở mà chết, dầu còn làm trứng sâu bị ung, không nở thành sâu non được do bao phủ ngăn cản trứng tiếp xúc với không khí, ngoài ra dầu còn làm giảm tính hấp dẫn của cây ký chủ với sâu hại, do sau khi phun dầu che phủ bề mặt lá làm sâu trưởng thành không tìm đến cây ký chủ ưa thích để đẻ trứng. Với các cơ chế trên dầu khoáng không gây tính kháng thuốc cho sâu.
Dầu khoáng rất ít hại các loài thiên địch do không tác động đến thần kinh. Sau khi phun lượng dầu bám trên cây và rơi xuống đất mau chóng bị ánh sáng mặt trời và vi sinh vật phân hủy nên không có sự tích lũy dầu trên nông sản và môi trường.
Đối với người và gia súc, dầu khoáng không độc, giống như các loại dầu khoáng thường dùng trong đời sống.
Với các đặc điểm trên, dầu khoáng được coi là một loại thuốc trừ sâu chính sử dụng trong phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), đảm bảo độ an toàn cao cho nông sản, nhất lá các loại rau, quả, chè… Dầu khoáng có tác dụng diệt trừ mạnh với nhện hại cây, các loài sâu chích hút có kích thước cơ thể nhỏ (rầy, rệp, bọ trĩ) và các sâu miệng nhai mới nở. Đặc biệt đối với các loại ruồi và sâu đục quả, dầu hạn chế sâu trưởng thành bay đến đẻ trứng và hạn chế trứng nở nên có tác dụng phòng ngừa tốt.
Khi sử dụng dầu khoáng trừ sâu hại cũng cần thực hiện nguyên tắc “4 đúng” như các loại thuốc BVTV khác. Chú ý phun đủ lượng nước đảm bảo phủ đều khắp mặt lá cây, không phun khi trời nắng nóng, có thể pha chung với các thuốc trừ sâu bệnh khác ngoại trừ các thuốc gốc lưu huỳnh, nhóm thuốc dithiocarbamat và chlorothalonil vì dễ làm hại lá cây. Trên nhãn các chế phẩm dầu khoáng có ghi cụ thể.
Ở nước ta hiện nay, các chế phẩm dầu phun đăng ký phòng trừ nhiều loài sâu như sâu vẽ bùa, rệp, nhện hại các cây ăn quả có múi, bọ trĩ, rầy xanh, nhện đỏ hại chè, rệp sáp hại cà phê.
Trên thị trường hiện có chế phẩm hỗn hợp dầu khoáng với Abamectin tên là ĐẦU TRÂU BIHOPPER 24,5EC và 270EC của Cty CP Bình Điền- Mekong đã được bà con các vùng trong cả nước sử dụng, đặc biệt thích hợp trong việc SX nông sản an toàn theo tiêu chuẩn GAP.Sâu vẽ bùa và rầy chổng cánh là những loài sâu hại phổ biến và khó phòng trừ trên các cây có múi. Thí nghiệm tại ĐBSCL của dự án “Mở rộng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi” năm 2001- 2002 cho thấy phun dầu khoáng nồng độ 0,5% làm giảm mật độ sâu vẽ bùa trên 70%, hiệu quả diệt rầy đạt trên 90%, cao hơn nhiều thuốc hóa học khác.
Kết quả này là do dầu khoáng tác động với sâu về nhiều mặt như xua đuổi bướm, diệt sâu non và làm ung trứng sâu. Sau phun 30 phút dầu đã xâm nhập vào cơ thể sâu và sau đó khoảng 2 giờ phần lớn sâu đã chết, các thiên địch ở vườn đều ít bị ảnh hưởng. Kết quả ở vườn sử dụng dầu khoáng năng suất tăng tới 30% so với vườn sử dụng thuốc hóa học thông thường.
Ngoài việc sử dụng riêng rẽ, dầu khoáng còn được sử dụng phối hợp với nhiều loại thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả do tăng hiệu lực tác động với sâu, tăng độ bám dính và loang trải trên cây, giúp thuốc xâm nhập vào cơ thể sâu mạnh hơn (nhất là đối với các loài rệp sáp). Đặc biệt chế phẩm hỗn hợp dầu khoáng với thuốc trừ sâu sinh học Abamectin được đăng ký sử dụng nhiều để tăng hiệu lực trừ sâu mà vẫn đảm bảo độ an toàn cao cho nông sản và môi trường.
Các chế phẩm hỗn hợp dầu khoáng với Abamectin được sử dụng phòng trừ nhiều loại sâu và nhện hại quan trọng trên nhiều loại cây như: sâu tơ, sâu xanh, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ phấn trên rau cải, cà chua, dưa leo; rầy chổng cánh, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả, rệp, nhện đỏ trên các cây có múi; nhện đỏ, rầy xanh, bọ trĩ hại chè; nhện lông nhung hại nhãn, vải; rệp sáp hại cà phê…


Related news

Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà Tổ Hợp Tác Trồng Rau An Toàn Ở Nam Đà

Theo ông Đinh Xuân Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Đà thì Tổ hợp tác trồng rau an toàn là nơi để các hộ chuyên trồng rau ở địa bàn xã có dịp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như học hỏi kỹ thuật chăm sóc, nâng cao chất lượng và sản lượng rau.

Tuesday. October 14th, 2014
Murrah Hóa Đàn Trâu Murrah Hóa Đàn Trâu

Giống trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, được nhập vào nước ta từ năm 1958. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa xem ra không còn phù hợp. Chương trình nghiên cứu lai tạo trâu đực Murrah với trâu cái nội thành công đã mở ra hướng đi chiến lược trong việc cải thiện chất lượng đàn trâu Việt Nam.

Tuesday. October 14th, 2014
Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6% Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. October 14th, 2014
Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn Cà Phê Huyện Sông Hinh (Phú Yên) Được Giá, Người Vui Kẻ Buồn

Chưa năm nào năng suất tại các vườn cà phê ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) lại có mức chênh lệch cao như năm nay. Tuy được giá, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn không có thu nhập cao do năng suất thấp. Trong khi đó, một số hộ gia đình khác lại trúng lớn vì được mùa.

Tuesday. October 14th, 2014
Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản Cách Trộn Thuốc Vào Thức Ăn Trị Bệnh Cho Vật Nuôi Thủy Sản

Trong các phương pháp trị bệnh cho tôm, cá thì đưa thuốc trị bệnh qua đường thức ăn được người nuôi sử dụng khá phổ biến.

Tuesday. October 14th, 2014