Đất cằn đơm trái ngọt
Cách đây hơn 10 năm, trong xã rộ lên phong trào trồng vải. Gia đình anh Đồng cũng chặt bỏ toàn bộ diện tích bạch đàn để trồng giống cây này song vải chỉ được giá vài năm đầu, sau kém dần do chất đất không phù hợp.
Quá trình tìm hiểu, năm 2009, anh quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng vải sang canh tác dứa. Năm đầu tiên anh Đồng được bán hơn 30 tấn quả, thu về gần 80 triệu đồng, lãi cao hơn nhiều lần so với trồng vải.
Vùng đất này vốn trồng bạch đàn lâu năm nên rất nghèo dinh dưỡng, chỉ sau một vụ, cây dứa cằn, chậm lớn. Khắc phục tình trạng này, đồng thời để giảm chi phí mua phân bón, gia đình tập trung chăn nuôi lợn. Số tiền thu được từ bán dứa anh đầu tư xây chuồng trại và nuôi bình quân 50 con lợn mỗi lứa. Chất thải chăn nuôi một phần được xử lý qua hầm bioga để đun nấu, phần còn lại được ủ mục làm phân bón. Để chủ động cung cấp nước tưới cho dứa, anh xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước lên đồi. Năm ngoái, gia đình anh thu gần 300 triệu đồng từ bán dứa và lợn.
“Để rải vụ, tôi dùng chế phẩm sinh học phun vào non cây, kích thích ra hoa, đậu quả tránh những thời điểm có nhiều loại hoa quả khác cạnh tranh. Vừa qua tôi bán được khoảng 2 vạn quả, thu về gần 100 triệu đồng, hiện trong vườn vẫn còn gần một vạn quả sắp cho thu hoạch” - anh Đồng cho biết thêm. Tiếp tục phát huy hiệu quả của mô hình, gia đình anh vừa thuê thêm gần 1 ha đồi để mở rộng diện tích sản xuất.
Related news
Đối với các mặt hàng nông sản của Việt Nam, trái cây là sản phẩm thường xuyên bị mất giá tại thị trường nội địa, nhất là khi vào chính vụ.
Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của người dân, sau gần 5 năm xây dựng, xã Đông Thạnh (huyện Châu Thành) đã về đích nông thôn mới đúng hẹn.
Theo các chuyên gia, TPP sẽ tạo ra sức ép để Việt Nam đổi mới, cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt là chủ động nâng tầm để gặt hái thành quả.
Gần đây, ở tỉnh Hậu Giang phong trào chăn nuôi động vật hoang dã phát triển rầm rộ, trong đó có mô hình nuôi trăn đất ở thị xã Ngã Bảy. Nhưng thời điểm này, câu chuyện giá cả, đầu ra đang làm người nuôi điêu đứng.
Dự trữ lương thực, thực phẩm đảm bảo nhu cầu cuộc sống trong trường hợp bị chia cắt, cô lập là một trong các giải pháp phòng, chống được coi trọng trong ứng phó hiệu quả mưa bão. Hàng hóa được chọn để dự trữ là các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước sản xuất.