Dập Tắt Dịch Cúm Gia Cầm H5N1 Trên Cả Nước
Chiều 15/4, Cục Thú Y (Bộ NN-PTNT) chính thức công bố cả nước không còn tỉnh nào có ổ dịch cúm gia cầm.
Cụ thể, trong hai tuần qua (từ 2-15/4), 5 tỉnh gồm Khánh Hòa, Vĩnh Long, Hà Giang, Bình Thuận và Bến Tre có ổ dịch cũ đều đã qua 21 ngày; các địa phương này đã công bố hết dịch và trên cả nước không có ổ dịch mới phát sinh.
Chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm vừa diễn ra chiều 15/4 tại Hà Nội, ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú Y cho biết, các ổ dịch từ đầu năm tới nay xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại các hộ gia đình và được chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thú y phát hiện và xử lý kịp thời, đến nay đã khống chế thành công dịch trong cả nước.
Cục Thú y cũng thông tin thêm, kết quả đợt kiểm tra vừa qua cho thấy, chưa phát hiện virus H7N9 trên các mẫu xét nghiệm tại Việt Nam. Ban chỉ đạo Quốc gia tiếp tục triển khai chương trình giám sát virus cúm H7N9 do FAO (Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc) tài trợ cho đến hết tháng 4/2014 và tăng cường năng lực xét nghiệm H7N9 cho tất cả các Cơ quan Thú y vùng.
Related news
Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…
Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.
Ngày 2/7, Tổng cục Thủy sản cho biết, theo thông tin từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, trong tháng 4/2013, Nhật Bản đã phát hiện và trả về 5 lô hàng tôm đông lạnh của Indonesia vì có dư lượng Benzalkonium Chloride (BKC) vượt quá giới hạn 0,01 ppm.
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.
Năng suất bình quân của các mô hình đạt trên 1.500 kg kén/ha dâu, tăng 15% so với đại trà; thu nhập từ kén đạt trên 150 triệu đồng/ha dâu; tập huấn cho hàng trăm hộ nông dân kỹ thuật nuôi tằm… là những kết quả nổi bật của dự án "Trồng dâu và nuôi tằm giống mới" do bà Nguyễn Thị Min - Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ trung ương - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm. Dự án được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2013.