Dân xóm Ruộng bước từ vườn rau lên... xe hơi
Xóm nghèo “lột xác”
Cách đây chỉ gần 2 năm, muốn vào xóm Ruộng, phường Lộc Sơn, TP.Bảo Lộc phải chạy xe máy qua những con đường “ruột dê” bụi mù đất đỏ. Nay đường vào xóm nghèo đã được trải nhựa rộng gần 3m với 1 mảng xanh trải dài 2 bên đường của những ruộng rau vào vụ. Đang tất bật chăm sóc những mầm rau giống, anh Nguyễn Văn Dực cho biết: “Nhờ được Hội ND và các cấp thành phố hỗ trợ mà đến nay cả xóm đã thoát nghèo, trung bình thu nhập của mỗi hộ trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Có hộ thậm chí có hộ dư tiền mua xe hơi nếu muốn…”.
Kể về những khó khăn của người dân xóm Ruộng cách đây vài năm, anh Dực cho biết, khoảng năm 2010, người dân ở đây chủ yếu trồng rau tự phát nên thường gặp sâu bệnh, đầu ra cũng không có nên bà con rất nghèo.
"Nhờ được Hội ND và các cấp thành phố hỗ trợ mà đến nay cả xóm đã thoát nghèo, trung bình thu nhập của mỗi hộ dân ở đây vào khoảng trên dưới 20 triệu đồng/tháng. Có hộ thậm chí có đủ tiền mua xe hơi nếu muốn”.
Ông Nguyễn Văn Dực
Giờ đây, cả thung lũng xóm Ruộng đã có nhà lầu mọc lên, trải dài khắp thung lũng là màu xanh tươi non của các loại rau, củ, quả thực phẩm.
Xóm Ruộng giờ đây không còn hộ sản xuất manh mún, sơ sài mà đã đầu tư được nhà lưới kín và hệ thống tưới tiêu tự động… Ông Khoa Ngọc Thường - Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất rau VietGAP Lộc Sơn cho biết: “Tổ hiện có 22 hộ tham gia sản xuất 20ha rau, trong đó có 18 hộ sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP. Rau trồng quanh năm và phần lớn trồng trong nhà lưới để hạn chế sâu bệnh và hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật”.
Tìm lối ra bền vững cho sản phẩm
Ngày thường, Tổ hợp tác rau Lộc Sơn sản xuất và cung cấp ra thị trường 2,5-3 tấn rau/ngày. Riêng vụ đông xuân, bà con trong tổ có thể cung cấp mỗi ngày 7-8 tấn rau, củ, quả. Hơn 4 năm nay, Tổ hợp tác được quy hoạch thành vùng trồng rau tập trung và đã được cấp giấy chứng nhận là vùng sản xuất rau an toàn VietGAP năm 2014. Tuy nhiên, hiện nay lượng rau tiêu thụ qua kênh siêu thị còn khá khiêm tốn.
“Thực tế, rau sạch nhìn mẫu mã xấu, nhưng vì lương tâm của nhà nông nên cả xóm vẫn quyết sản xuất rau theo đúng tiêu chuẩn dù giá cả còn thấp…”- ông Khoa Ngọc Thường trăn trở.
Ông Lê Viết Thống-Phó Chủ tịch Hội ND TP.Bảo Lộc cho biết, Tổ hợp tác sản xuất rau Lộc Sơn là tổ hợp tác đầu tiên và là duy nhất trên địa bàn thành phố. Năm 2008, tổ được Hội ND phường Lộc Sơn đề nghị thành lập và Phòng Kinh tế thành phố, Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông lâm nghiệp tỉnh Lâm Đồng tài trợ kinh phí, tổ chức cho bà con ở xóm Ruộng đi tham quan, học tập cách trồng rau theo hướng công nghệ cao, trồng rau trong nhà kính, nhà lưới tại Đà Lạt, huyện Đức Trọng và Đơn Dương.
“Sau khi tham quan, học tập, năm 2009, tổ được các ban, ngành thành phố hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn kỹ thuật giúp bà con xóm Ruộng xây dựng 2 mô hình trồng rau trong nhà lưới. Mỗi mô hình rộng 500m2, sản xuất rau theo hướng an toàn. Thấy hiệu quả của 2 mô hình này hơn hẳn bởi năng suất và chất lượng cao, ít sâu bệnh, bà con xóm Ruộng đã mở rộng dần diện tích trồng rau trong nhà lưới và thoát nghèo nhanh. Hiện nay, Hội ND thành phố đang tích cực phối hợp nhằm giúp Tổ sản xuất rau sạch Lộc Sơn tìm đầu ra bền vững cho sản phẩm”- ông Lê Viết Thống cho hay.
Related news
Thời gian gần đây, giá bán buôn một số loại trái cây tại các tỉnh ĐBSCL như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhãn tiêu, bơ sáp… giảm mạnh, theo Bộ NN&PTNT.
Dẫn chúng tôi thăm mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình, ông Trần Bách Tụ (thôn Chánh An, xã Cát Hanh) chia sẻ: “Quỹ HTND đã giúp gia đình tôi có vốn đầu tư chăn nuôi. Vào thời điểm đầu năm 2012, khi chăn nuôi gặp khó khăn về vốn, tôi đã được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng.
Dùng mồ hôi “tưới ướt” đất hoang, anh nông dân Nguyễn Văn Khéo (55 tuổi, trú tại xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã biến đất cằn thành quả ngọt, đem lại cuộc sống sung túc cho gia đình và nhiều bà con trong xã.