Giá Cam Xoàn, Quýt Đường Tăng Mạnh

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá cam xoàn và quýt đường liên tục tăng mạnh do hiếm hàng. Hiện tại, cam xoàn được thương lái mua tại vườn từ 45 - 47 ngàn đồng/kg, tăng trung bình khoảng 10 ngàn đồng/kg; quýt đường loại I bán tại vườn có giá từ 30 - 32 ngàn đồng/kg, tăng 7 - 8 ngàn đồng so với cùng kì năm trước.
Lai Vung là địa phương sở hữu diện tích cây có múi lớn nhất tỉnh Đồng Tháp. Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung, hiện toàn huyện có khoảng 967ha trồng quýt đường và trên 200 ha trồng cam xoàn. Theo đánh giá của địa phương, do giá cam xoàn và quýt đường những năm gần đây liên tục tăng và giữ mức ổn định, nên diện tích trồng hai loại cây ăn quả này đang tăng rất mạnh.
Theo tính toán nhà vườn, 1ha cam xoàn có thể cho 25 - 30 tấn trái. Với giá bán trung bình 40 ngàn đồng/kg như hiện nay thì sau khi trừ hết chi phí, nông dân có lãi từ 600 - 700 triệu đồng/năm.
Hiện tại, quýt đường đang là cây trồng tiềm năng được nhà vườn huyện Lai Vung lựa chọn phát triển kinh tế. Dù giá cả không cao như cam xoàn nhưng quýt đường có ưu điểm là dễ chăm sóc và xử lý trái, nhà vườn có thể cho trái rải vụ quanh năm vì vậy, bên cạnh diện tích trồng quýt hồng và cam xoàn tăng mạnh thì diện tích trồng quýt đường đang mở rộng ở Lai Vung. Quýt đường được trồng nhiều ở các xã nằm ven sông Hậu như: Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Hòa, Định Hòa, Phong Hòa...
Theo một số thương lái, nhu cầu sử dụng các loại quả có múi trong những tháng nắng nóng là rất lớn, đặc biệt cam xoàn và quýt đường của huyện Lai Vung được khách hàng nhiều nơi ưa chuộng bởi uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, vào những tháng mùa khô sản lượng cây có múi thường rất thấp vì rất khó xử lý ra hoa và cho trái nên giá cả trong những tháng gần đây liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Ông Nguyễn Văn Thua ở ấp Thới Mỹ 1, xã Vĩnh Thới cho biết: “Nếu cam xoàn cho trái mùa nghịch thì sản lượng và chất lượng vẫn không thấp hơn so với vụ thuận nhưng đòi hỏi người trồng phải nắm vững kỹ thuật xử lí. Để cho cam xoàn ra trái và chín vào những tháng này, nhà vườn phải dùng phương pháp đậy ủ gốc bằng cao su để giữ ẩm cho cây. Nước và phân là 2 yếu tố quan trọng để cho cam xoàn ra hoa và kết trái. Nhà vườn phải chủ động được lượng nước tưới tiêu cho cam và bón phân vào những giai đoạn thích hợp thì mới cho kết quả như mong đợi”.
Hiệu quả kinh tế mà cam xoàn và quýt đường đang mang lại là không thể phủ nhận, song việc phát triển diện tích trồng cam và quýt đường cần được ngành chức năng quy hoạch, đặc biệt là các nhà vườn cần chọn những loại cây giống uy tín, chất lượng để duy trì chất lượng và hạn chế các loại dịch bệnh.
Related news

Thời điểm này, nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã thu hoạch được 25% diện tích lúa hè thu, tương dương khoảng 2.600ha, năng suất trung bình đạt 5,5 tấn/ha. Dự kiến khoảng cuối tháng 6 toàn huyện sẽ thu hoạch dứt điểm hơn 11 ngàn ha.

Lão ngư Phạm Đáng, chủ tàu cá PY 92447 ở TP Tuy Hòa cho biết, chuyến biển mới đây, tàu của ông nằm ngoài khơi đến cả tháng trời, câu được có vài con cá, bán được hơn 22 triệu đồng, tính ra lỗ đến hơn 150 triệu đồng. Tương tự như ông Đáng, sợ thua lỗ, nhiều ngư dân ở tỉnh Phú Yên chấp nhậnnằm bờ. “Đã 1 tháng nay chúng tôi không dám đi làm vì giá thành cá quá thấp không đủ trang trải chi phí. Hơn nữa, hiện nay câu cá bằng loại đèn cao áp 1.000W - 1.500W sẽ làm thịt cá ngừ bị ảnh hưởng, không đảm bảo cho xuất khẩu. Chúng tôi mong muốn Nhà nước xem lại lệnh cấm dùng đèn giàn truyền thống” - ông Phạm Đáng nói.

UBND TP. Buôn Ma Thuột vừa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang triển khai thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại xã Hòa Thuận – TP. Buôn Ma Thuột.

Đến thăm mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Văn Phú, ở thôn Suối Nhum, xã Sông Lũy, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) một ngày đầu tháng tư. Dưới cái nắng gay gắt của vùng đất khô hạn, vậy mà vợ chồng ông đã tạo dựng nên mô hình sản xuất các giống cây hoa màu xanh tốt. Lân la trò chuyện cùng ông bên vườn cây màu đang bước vào mùa thu hoạch. Ông Phú tiết lộ: “Gia đình về vùng đất nghèo khô hạn này từ năm 2000.

Lần đầu tiên Quảng Ngãi công bố dịch ở tôm trên địa bàn huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi). Trong khi ngành chức năng và địa phương lo dập dịch thì người nuôi tôm vẫn mặc nhiên súc hồ, mua tôm giống về thả nuôi.