Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản một số điều cần lưu ý

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản một số điều cần lưu ý
Publish date: Saturday. May 23rd, 2015

Đảm bảo ATTPthuỷ sản là đảm bảo cả chuỗi cung cấp thực phẩm từ  "trang trại đến bàn ăn"tức là phải đảm bảo một chuỗi như: lựa chọn con giống, chất lượng nước, thứcăn, thuốc thú y sử dụng trong quá trình nuôi; quá trình đánh bắt, thu hoạch,bảo quản, chế biến, vận chuyển đến người tiêu dùng. Bất kỳ một mắt xích nào trong chuỗi thực phẩm trên không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến thực phẩm không an toàn cho người sử dụng. Để góp phần vào đảm bảo ATTP trong thuỷ sản chúng ta cần thực hiện một sốnguyên tắc, biện pháp sau: 

I. Giai đoạn nuôi thương phẩm:

1.Địa điểm và công trình nuôi: Phải được xây dựng ở khu vực không bị ô nhiễm; công trình nuôi phải xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp và thoát nước riêng biệt, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

2.Thức ăn: Không bị nhiễm nấm mốc, không trộn các hóa chất, kháng sinh đã bị cấm, không trộn hormone kích thích sinh trưởng, không sử dụng thức ăn đã ôi thiu.

3.Nước: Phải đảm bảo tiêu chuẩn, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ các trại chăn nuôi chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, khu công nhiệp nhằm kiểm soát được các nguồn lây nhiễm do vi sinh vật (coliform, Salmonella,…) hoặc hóa chất gây độc (thuốc trừ sâu, kim loạinặng,...).

4.Quản lý sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm, cá nuôi; tiến hành cácbiện pháp phòng bệnh. Khi xuất hiện bệnh phải xử lý sớm, nếu bệnh phát triển trên diện rộng phải báo cho cơ quan quản lý về thủy sản để phối hợp xử lý.

5. Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh nhiễm bẩn ao, đầm nuôi. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc... phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quảntốt. 

II. Giai đoạn sơ chế, chế biến, bảoquản, tiêu thụ sản phẩm:

1. Chỉ sử dụng nước sạch để rửa nguyên liệu thủy sản, dụng cụ chứa đựng nguyên liệu thuỷ sản.

2. Không sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản.

3. Sản phẩm phải được bao gói trong điều kiện hợp vệ sinh, đảm bảo không lây nhiễm cho sản phẩm. Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh phải được bao gói kín khi bảo quản trong kho lạnh đông.

4. Chấp hành việc thu mẫu, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu thủy sản theo yêu cầu của Cơ quan giám sát,...

Tags: an toan thuc pham, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Related news

Nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy ở tôm độc tố tảo hay bacteriophages ? Nguyên nhân của bệnh hoại tử gan tụy ở tôm độc tố tảo hay bacteriophages ?

Các thông tin nghiên cứu cập nhật hiện nay từ Ban tư vấn và nghiên cứu hội chứng chết sớm ở tôm (gồm TS. Donald Lightner của Đại học Arizona, TS. Rohanna Subasinghe thuộc tổ chức FAO, TS. Chadag Mohan thuộc Mạng lưới NACA, TS. Tim Flegel đại học Mahidol và TS. George Chamberlain) đang nghiêng về giả thuyết bacteriophages có khả năng là nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

Saturday. March 14th, 2015
Các trường hợp gây trắng hay đục cơ ở tôm chân trắng Các trường hợp gây trắng hay đục cơ ở tôm chân trắng

Khác với tôm sú, tôm thẻ chân trắng thường xảy ra hiện tượng đục cơ. Sau đây là các trường hợp gây đục cơ và những giải pháp khắc phục khi nuôi tôm chân trắng.

Saturday. March 14th, 2015
Các yếu tố chất lượng nước tối ưu cho tôm nuôi Các yếu tố chất lượng nước tối ưu cho tôm nuôi

Quản lý chất lượng nước là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong nuôi tôm. Bảng dưới đây tổng kết các yếu tố chất lượng nước trong khoảng tối ưu cho tôm biển (tôm thẻ, tôm sú).

Saturday. March 14th, 2015
Kiểm soát ammonia trong ao nuôi tôm Kiểm soát ammonia trong ao nuôi tôm

Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành. Những nguồn đạm này được tôm cá tiêu thụ và thải ra dưới dạng ammonia.

Saturday. March 14th, 2015
Hàm lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng tối đa cho tôm nuôi Hàm lượng thuốc trừ sâu và kim loại nặng tối đa cho tôm nuôi

Ngoài các yếu tố quan trọng của chất lượng nước như oxygen hòa tan, nhiệt độ, độ mặn, pH, đồ kiềm, ammonia, nitrite, sulfide, BOD phải theo dõi trong hoạt động nuôi tôm thì thuốc trừ sâu và kim loại nặng có từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp khác đổ vào nguồn nước sử dụng nuôi tôm cần được theo dõi và kiểm soát.

Saturday. March 14th, 2015