Đại Hội Thành Lập Hội Cá Tràu Tiến Vua

Được sự cho phép của UBND tỉnh, vừa qua, tại nhà văn hóa thôn Hoàng Sơn, (xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình), những sáng lập viên Hội cá Tràu tiến vua đã tổ chức Đại hội thành lập Hội sản xuất và kinh doanh "Cá Tràu tiến vua".
Tham gia vào Hội có 50 thành viên. Mục đích chính của Hội là xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh có tổ chức theo hướng thương mại hóa, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các hội viên trong sản xuất, kinh doanh "cá Tràu tiến vua".
Bên cạnh đó, hỗ trợ tư vấn đối với cộng đồng dân cư, các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh "cá Tràu tiến vua", giúp nâng cao năng lực, đào tạo nâng cao tay nghề, hỗ trợ liên kết, liên doanh giữa các tổ chức và cá nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong các hoạt động thuộc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh "cá Tràu tiến vua". Đồng thời, góp phần bảo tồn, gìn giữ loài cá quý hiếm này. Đại hội đã thông qua dự thảo Điều lệ và bầu ra Ban chấp hành Hội.
Nguồn bài viết: http://baoninhbinh.org.vn/iai-hoi-thanh-lap-hoi-ca-trau-tien-vua-20141215091823601p2c20.htm
Related news

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.