Đặc sản vùng miền được tôn vinh tại triển lãm Thành tựu KT-XH 2015

Gian trưng bày của Hội Nông dân Việt Nam tại Triển lãm Thành tựu Kinh tế - Xã hội năm 2015 thu hút khách tham quan với hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, và các máy móc, vật tư nông nghiệp là các sáng chế nổi bật do chính người nông dân làm ra...
Tối qua (28.8), tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Thành tựu Kinh tế - Xã hội năm 2015. Với chủ đề “Đổi mới, hội nhập và phát triển”, triển lãm là cuộc phô diễn ấn tượng, thể hiện sinh động và đậm nét những giá trị đặc trưng, tiêu biểu của mỗi Bộ, ngành, địa phương trong 70 năm qua, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Đây cũng là sự kiện lớn do Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch- Đầu tư và các Bộ, ban, ngành, địa phương tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư thăm các gian hàng nông sản của Hội Nông dân Việt Nam trưng bày tại triển lãm.
Theo Ban tổ chức, triển lãm lần này diễn ra trên diện tích 12.000 m2 trưng bày trong nhà và 3.000m2 trưng bày ngoài trời. Tại triển lãm có 66 gian trưng bày, bao gồm 27 gian của các Bộ, ngành; 27 gian của các địa phương và 12 gian của các doanh nghiệp; được chia thành 4 khu trưng bày lớn: Khu trưng bày khái quát; Khu trưng bày của các Bộ, ngành TƯ; Khu trưng bày của các địa phương và Khu trưng bày của các doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh, sự kiện lớn này được tổ chức nhằm tôn vinh những thành tựu kinh tế- xã hội nổi bật của đất nước trong 70 năm qua, nhất là trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. “Đó là niềm tự hào, là những giá trị tiêu biểu được kết tinh từ nhiều nỗ lực của mỗi Bộ, ngành, địa phương trong suốt những năm tháng qua. Đó cũng là cơ hội để chúng ta giới thiệu, quảng bá, tự nói về mình với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế thông qua những hình ảnh, tư liệu sinh động.
Vì vậy, mỗi hình ảnh, hiện vật, tư liệu tại đây chính là những thông điệp “biết nói”; tổng thể triển lãm cũng sẽ gửi đến người xem thông điệp mang ý nghĩa tôn vinh” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Gian trưng bày của Hội Nông dân Việt Nam lần này với điểm nhấn là hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng của các vùng miền, và các máy móc, vật tư nông nghiệp là các sáng chế nổi bật do chính người nông dân làm ra đã được Hội bình chọn, công nhận tôn vinh trao giải thưởng qua các thời kỳ.
Qua các sản phẩm trên, Hội muốn nhấn mạnh, thể hiện vai trò, đóng góp lớn lao của người nông dân Việt Nam qua các thời kỳ chiến tranh cách mạng, xây dựng đất nước và phát triển hội nhập.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư bấm nút khai mạc triển lãm Kinh tế - xã hội 2015.
Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam Nguyễn Quốc Cường thăm gian hàng máy móc, vật tư nông nghiệp do chính nông dân sáng tạo ra được Hội bình chọn, trao giải thưởng qua các năm.
Tại gian hàng của Hội ND Việt Nam lần này có hàng trăm sản phẩm nông sản đặc trưng cho các vùng miền và các vật tư, máy móc nông nghiệp là các sáng chế được Hội trao giải thưởng sáng tạo qua các năm.
Từ các sản phẩm trứng vịt muối mang thương hiệu nổi tiếng Ba Huân, các sản phẩm thủy sản xuất khẩu…
Các gian hàng nông sản thu hút được rất nhiều du khách tới thăm quan, mua hàng.
Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam Nguyễn Hồng Lý tham quan, trao đổi kinh nghiệm nuôi tằm, dệt tơ với bà Phan Thị Thuận, chủ gian hàng tơ tằm ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Triển lãm Thành tựu Kinh tế- Xã hội 2015 sẽ diễn ra từ ngày 28.8 đến 3.9. Trong thời gian diễn ra triển lãm, BTC sẽ chấm và trao giải cho các gian trưng bày đẹp, độc đáo và ấn tượng.
Related news

Cuối cùng thì cây mía ở huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cũng vượt qua những áp lực lớn về giá tiêu thụ, về sự bùng phát của nghề nuôi tôm thẻ, để tiếp tục duy trì diện tích gieo trồng gần 8.000ha ở niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, về lâu dài, cây mía có còn là cây trồng chủ lực trên đất cù lao hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Những ngày qua, vụ mùa nuôi tôm chân trắng ở thôn Trường Định bắt đầu thu hoạch. Tại đây có 23 hộ nuôi trên diện tích 15,25 ha, thu về 58,9 tấn tôm. Khác với cảnh mặc ai nấy bán ở những vùng chăn nuôi khác, tại thôn đã thành lập Chi hội nuôi tôm nhằm thống nhất giá, đảm bảo quyền lợi cho hội viên. Với mức giá tôm thương phẩm 125.000 đồng/kg (khoảng 100 con/kg), toàn thôn thu về 7,36 tỉ đồng, người nuôi tôm lãi ròng từ 100-400 triệu đồng/hộ sau khi trừ chi phí.

Một số ngư dân trên sông Vàm Nao vui mừng vì vừa đánh bắt được cá bông lau loại lớn, bình quân mỗi con cân nặng từ 8 - 9kg, bán 320.000 đồng/kg, thu được từ 2,5 – 2,8 triệu đồng/con. Theo ngư dân Trần Văn Chiến (xã Mỹ Hội Đông, Chợ Mới - An Giang), đây là cá nền (cá còn sót lại sau mùa vụ đánh bắt kéo dài trên 4 tháng) nên đa phần cá rất lớn.

Trong khi rất nhiều hộ thất bại trong chăn nuôi thì vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung và anh Trần Minh Long ở thôn ức Vinh, xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil không chỉ đứng vững mà còn vươn lên làm giàu nhờ nuôi gà siêu trứng.

Nhằm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Vừa qua, Trung tâm Thủy sản (TTTS) Long An đã phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Cần Đước và Uỷ ban nhân dân xã Tân Chánh, Tân Ân tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn “Nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng sinh học” tại nhà ông Huỳnh Bảo Quốc, xã Tân Ân, huyện Cần Đước.