Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cứu Vườn Thanh Long Bị Tuyến Trùng Tấn Công

Cứu Vườn Thanh Long Bị Tuyến Trùng Tấn Công
Publish date: Tuesday. May 13th, 2014

Hiện nay, rất nhiều vườn thanh long ở Bình Thuận bị tuyến trùng tấn công, gây hại ở các mức độ khác nhau. Mặc dù việc phòng trừ gặp nhiều khó khăn nhưng đến đến thời điểm này nhiều nông dân trồng thanh long đã tìm được giải pháp ưng ý nhất.

Đối tượng gây hại nguy hiểm

Theo TS.Nguyễn Văn Nam - Trưởng bộ môn Bảo vệ thực vật (BVTV)- Trường ĐH Tây Nguyên, tuyến trùng là động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn, kích thước rất nhỏ mắt thường không xem được mà chỉ có thể thấy bằng kính hiển vi.

Trên thanh long, chúng tấn công trực tiếp vào rễ gây ra sung rễ, thối rễ làm rễ mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng. Vườn thanh long bị tuyến trùng tấn công nặng sẽ ngả màu vàng teo tóp không còn khả năng nảy chồi, ra hoa đậu quả.

Năm 2012, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam đã tiến hành phân tích mẫu đất và rễ thanh long tại Bình Thuận thì phát hiện có 7 loài tuyến trùng với mật độ trung bình hơn 2.000 con/100g đất và gần 300 con/5g rễ tập trung vào 2 loài chính là Pratylenchus coffeae & Meloidogyne spp. Tuyến trùng nằm trong rễ là đối tượng hết sức nguy hiểm, chẳng những gây hại rễ mà còn mở đường cho một số loài nấm tấn công rễ làm giảm năng suất thanh long.

Ông Đỗ Minh Đồng - Trưởng nhóm thanh long VietGap xã Tân Lập, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận chia sẻ: “Cách đây 2 năm, tôi phát hiện cành cây bắt đầu ngừng phát triển, không đâm chồi, rễ sưng thối. Nghe nhiều người, tôi dùng đủ loại thuốc, phun có, rải gốc có, nhưng chẳng có kết quả gì”.

Sau khi tham quan mô hình quản lý tuyến trùng trên thanh long bằng giải pháp tưới Tervigo 020SC của Công ty Syngenta thấy hiệu quả tốt, tôi về áp dụng liền cho vườn nhà. Thật lạ, chỉ vài tuần sau khi xử lý bằng Tervigo, tôi thấy rễ trắng ra nhiều mà không bị sưng hay thối gì nữa.

Tiếp tục sử dụng lần hai cách lần thứ nhất 1 tháng thì thấy vườn đã bắt đầu đâm nhiều chồi. Đã gần 1 năm sau khi xử lý bằng Tervigo thì lượng chồi đã ổn định, có thể chong điện cho vụ nghịch sắp đến. Sau khi được tôi chia sẻ giải pháp này, các nhà vườn khác cũng đã áp dụng thành công”.

Cho kết quả nhanh

Anh Nguyễn Văn Giang cho hay: “Để bà con mình áp dụng dễ dàng, giảm công và chi phí thì cắt xéo cần phun 45-60o chọt thẳng qua lớp rơm mà không cần bới rơm ra. Theo đúng hướng dẫn, chỉ cần 100ml Tervigo + 100g Ridomil Gold + 50 lít nước là đủ phun hoặc tưới gốc cho 25-30 trụ thanh long”.

Nhiều người trồng thành long cũng tâm đắc khi nói về giải pháp Tervigo 020SC & Ridomild Gol 68WG của Syngenta: Sản phẩm này không có mùi hôi như một số sản phẩm rải gốc khác và đem lại kết quả nhanh chóng bất ngờ là chỉ sau 2 tuần xử lý đã thấy bộ rễ trắng xuất hiện không có nốt sần như trước, trái phát triển và nhiều hơn những trụ không xử lý bằng thuốc này.”

Ông Nguyễn Hữu Thanh - Giám đốc kỹ thuật Công ty Syngenta chia sẻ: “Tervigo 020SC là sản phẩm đặc trị tuyến trùng trên thanh long, tiêu, cà phê và một số cây trồng khác. Thuốc Tervigo 020SC ở dạng dung dịch với công nghệ tiên tiến của Syngenta khi tưới vào vùng rễ, là nơi mà mật số tuyến trùng tập trung cao, thuốc sẽ được duy trì bám quanh vùng rễ trong khoảng thời gian 30 ngày để phát huy hiệu quả quản lý tốt tuyến trùng.

Bên cạnh đó, các vết nơi mà vùng rễ bị tuyến trùng tấn công cũng là “cửa ngõ” để nấm bệnh xâm nhập vào, vì vậy để đạt hiệu quả tốt nhất bà con nên dùng thêm Ridomild Gold 68WG để giúp diệt nấm gây hại rễ đảm bảo bộ rễ phát triển tốt hơn”.


Related news

Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Thursday. September 10th, 2015
Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng Mùa nước nổi, cua đồng vẫn khan hàng

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.

Thursday. September 10th, 2015
Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản: Cần giải pháp căn cơ và quyết liệt! Giải quyết ô nhiễm từ hoạt động chế biến và nuôi trồng thủy sản: Cần giải pháp căn cơ và quyết liệt!

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Thursday. September 10th, 2015
Dấu ấn từ một mô hình kinh tế Dấu ấn từ một mô hình kinh tế

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.

Thursday. September 10th, 2015
Tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển thuỷ sản Tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển thuỷ sản

Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.

Thursday. September 10th, 2015