Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên

Chanh đào, cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Châu TP Hưng Yên
Publish date: Friday. October 9th, 2015

Chúng tôi đến thăm trang trại của ông Dương Văn Quang ở thôn 1 khi ông đang tất bật chăm sóc cho vườn cây ăn quả của gia đình.

Dẫn chúng tôi đi thăm một vòng khu vườn, ông Quang cho biết:

"Trước đây gia đình tôi chủ yếu cấy lúa, nhưng hiệu quả thấp. Năm 2005, cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh, gia đình tôi đã chuyển đổi sang mô hình trồng cây ăn quả với nhiều loại cây như cam Vinh, táo, ổi…

Năm 2013, khi đi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế ở huyện Văn Giang, tôi được giới thiệu về mô hình trồng chanh đào.

Nhận thấy đây là một cách làm hay, số vốn bỏ ra ban đầu lại không nhiều, tôi quyết định đầu tư trồng thử 200 gốc chanh đào xen canh với các loại cây ăn quả khác". Sau hơn 2 năm, đến nay, 200 gốc chanh đã cho gia đình ông Quang khoản thu nhập trên 50 triệu đồng.

Ông Quang cho biết thêm: Hiện nay, cây chanh vào giai đoạn phát triển ổn định, từ năm thứ 3 trở đi, cây chanh đào sẽ sai quả hơn, trung bình mỗi cây cho khoảng 30 – 40kg quả.

Với giá bán từ 30 – 40 nghìn đồng/kg như hiện nay, vườn chanh đào của gia đình tôi sẽ cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.

Cũng như ông Quang, ông Nguyễn Văn Tấn ở thôn 1 được nhiều người biết đến nhờ việc mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trên diện tích gần 4 nghìn m2 đất của gia đình, trước kia chỉ trồng một số loại cây ăn quả cho giá trị thấp, cách đây khoảng 7 năm, ông đã mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng để đưa các giống cây cho hiệu quả kinh tế cao như cam đường canh, cam Vinh, bưởi Diễn…

Năm 2013, nhận thấy hiệu quả kinh tế từ cây chanh đào mang lại, ông đã mua 300 cây chanh đào về trồng xen canh với các loại cây khác.

Đến nay, 300 cây chanh đào đã cho thu hoạch và mang lại nguồn thu nhập bình quân khoảng 100 triệu đồng/năm.

Mô hình trồng chanh đào của gia đình ông Nguyễn Văn Tấn (thôn 1, xã Quảng Châu)

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng chanh đào, ông Tấn cho biết: Chanh đào là loại cây dễ trồng, tuy tán dày, cành có gai nhưng cũng không khó để chăm sóc.

Người trồng chanh không cần học hỏi kỹ thuật quá phức tạp mà chỉ lưu ý nhiệt độ, ủ gốc khi gặp nắng hạn vì nhiệt độ rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây, chất lượng của quả.

Cây chanh tuy cần nhiều nước vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, nhưng không hợp ngập nước. Vì vậy, đất luôn được giữ tơi xốp, thông thoáng, tránh trồng ở đất thấp trũng.

Trường hợp đất thấp phải đào mương, lên luống.

Chanh cũng thích nghi ở cả khu đất xấu, mấp mô chứ không kén đất như các loại cây trồng có múi khác.

Cây cam từ lúc bắt đầu trồng đến lúc cho thu hoạch phải mất thời gian gần 3 năm, nhưng chanh đào đến năm thứ hai là đã cho thu hoạch. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi cây cho thu bình quân từ 30 – 40kg quả.

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Châu có khoảng 50 hộ trồng chanh đào, tập trung thôn 1 và thôn 2.

Các hộ trồng với quy mô khác nhau, hộ trồng ít có từ 20 – 30 cây, hộ trồng nhiều từ 200 – 300 cây.

Với điều kiện thuận lợi là có quỹ đất rộng, trồng xen canh cây chanh đào với các loại cây có giá trị kinh tế khác đã mở ra hướng đi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã, nhất là các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu lao động.

Bên cạnh đó, cây chanh đào dễ trồng, không đòi hỏi khắt khe trong chăm sóc.

Đây là một trong những hướng đi mới, có thể nhân rộng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp người nông dân vươn lên làm giàu.


Related news

Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới Nhiều Hộ Chăn Nuôi Xây Hầm Biogas Theo Thiết Kế Mới

Được thiết kế theo hệ thống khép kín, khí gas sau khi qua điều áp dẫn thẳng vào bếp gas, có van khoá an toàn nên không bị rò rỉ và không có mùi hôi.

Wednesday. October 1st, 2014
Trang Trại Ông Tám Và Câu Chuyện Thoát Nghèo Trang Trại Ông Tám Và Câu Chuyện Thoát Nghèo

Là một người nông dân cần mẫn, ông Nguyễn Văn Tám ở miền quê nghèo Lâm Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã biến một vùng đất hoang, khô cằn sỏi đá thành một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Wednesday. October 1st, 2014
Bài Học Từ Chăn Nuôi Ở Bảo Thắng (Lào Cai) Bài Học Từ Chăn Nuôi Ở Bảo Thắng (Lào Cai)

Hiện, trên địa bàn huyện có 72 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô trang trại và tương đương trang trại, trên 100 hộ chăn nuôi số lượng lớn; tổng đàn gia súc trên 14 nghìn con, gia cầm trên 1,2 triệu con. Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chăn nuôi, nhưng Bảo Thắng cũng luôn phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch trên đàn gia cầm.

Wednesday. October 1st, 2014
“Cơn Sốt” Bò Sữa “Cơn Sốt” Bò Sữa

Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.

Wednesday. October 1st, 2014
VietGap Với Nông Dân Nuôi Bò Sữa Mộc Châu VietGap Với Nông Dân Nuôi Bò Sữa Mộc Châu

Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.

Wednesday. October 1st, 2014