Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cùng Người Dân Bảo Vệ Đầm Phá

Cùng Người Dân Bảo Vệ Đầm Phá
Publish date: Monday. June 9th, 2014

"Quỹ hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình" (Paraff) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng dự án "Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường phá Tam Giang" tại xã Quảng Thái và Quảng Lợi, huyện Quảng Điền.

Dân thuỷ diện và định cư ở các xã nghèo vùng ven phá Tam Giang đang đối mặt với những thách thức về sinh kế. Nguyên nhân là do sức ép của sự gia tăng dân số, gia tăng các ngư cụ đánh bắt hiện đại, các ngư cụ huỷ diệt như: nghề lưới có mắc lưới dày, nghề lừ, nghề kích điện, rà xiết điện…

Mặt khác, môi trường đầm phá ngày càng bị ô nhiễm, nguồn lợi ngày càng cạn kiệt do việc nuôi trồng thuỷ sản không có quy hoạch, thời tiết khắc nghiệt, thất thường, ngư dân chưa có kế hoạch và biện pháp bảo vệ các nguồn lợi từ đầm phá…

Xác định thay đổi nhận thức của người dân trong đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là nhiệm vụ trọng tâm, dự án tập trung vào công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức cũng như phương pháp đánh bắt nhằm giảm thiểu tác hại đến nguồn lợi thủy lợi. Dự án đã tổ chức được 7 lớp tập huấn về Luật Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với sự tham gia của 210 ngư dân và cán bộ 2 xã thuộc dự án.

Các học viên được giảng viên cung cấp những nội dung cơ bản về Luật Bảo vệ môi trường, những hoạt động cần ngăn chặn và giảm thiểu để bảo vệ môi trường trên đầm phá Tam Giang. Giảng viên còn giới thiệu đến các học viên dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường và tổ chức cho các học viên tham gia góp ý một số điều bổ sung vào dự thảo Luật trình Quốc hội.

Từ trước đến nay, người dân vùng đầm phá không xa lạ với việc xây dựng các trộ chuôm trên đầm phá bởi nó là một trong những nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân và có tác dụng rất lớn trong việc khôi phục, bảo tồn nhiều loài thuỷ sản.

Đánh giá về việc xây dựng mô hình chuôm trên đầm phá Tam Giang, ông Phan Nông, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, cho hay: Nghề chuôm mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với trồng lúa, rau màu và nghề lưới chài.

Về hiệu quả trong công tác bảo tồn thì đây là cách bảo vệ nguồn cá tự nhiên, giúp cho người dân vừa khai thác tốt nguồn lợi thủy sản mà không gây ảnh hưởng gì đến môi trường sống của các loài thủy sinh. Nói cách khác, làm chuôm cá có nhiều chức năng, nhiệm vụ tương đồng như các khu bảo vệ thủy sản, vì thế hiệu quả mà dự án mang lại sẽ rất cao.

Tại xã Quảng Lợi, dự án hỗ trợ xây dựng 3 mô hình đánh bắt cá chuôm cho Chi hội nghề cá Cư Lạc và 10 mô hình nuôi cá chẽm trên phá Tam Giang cho 2 thôn còn lại.

Ông Nguyễn Nhân, thôn Ngư Mỹ Thạnh là một trong 20 hộ được chọn xây dựng mô hình nuôi cá chẽm trên phá Tam Giang, chia sẻ: Tham gia dự án, chúng tôi được các cán bộ kỹ thuật tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, được chuyên gia tư vấn về lựa chọn các mô hình phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Để tích luỹ thêm kinh nghiệm, chúng tôi còn tiến hành đi học hỏi kinh nghiệm của một số hộ nuôi cá chẽm tại xã Hải Dương. Là mô hình khá mới đối với người dân trong xã, bước đầu đã có những dấu hiệu tốt, cá sau khi thả nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, chúng tôi hi vọng mô hình này sẽ mở ra hướng phát triển mới cho ngư dân trong vùng.

Song song với hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình sinh kế, dự án còn tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhân thức cộng đồng về bảo vệ môi trường đầm phá. Thông qua hoạt động thiết kế, phát tờ rơi, xây dựng chuyên mục phát thanh trên Đài phát thanh huyện Quảng Điền và thúc đẩy hoạt động trao quyền quản lí mặt nước cho ngư dân địa phương góp phần nâng cao nhận thức của ngư dân về sự cần thiết của việc tham gia bảo vệ môi trường đầm phá.

Dự án còn hỗ trợ xây dựng 2 mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân ven đầm phá kết hợp tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cụ thể có 5 mô hình đánh bắt cá, tôm bằng chuôm và 20 lồng cá trên phá Tam Giang. Kinh phí cho mỗi trộ chuôm là 8 triệu đồng, mỗi lồng cá 3,3 triệu đồng.

Tổng kinh phí hỗ trợ làm lồng và trộ chuôm cho 2 xã là 106 triệu đồng. Ngoài hỗ trợ kinh phí làm lồng, trộ chuôm, mua giống, các hộ tham gia nuôi cá trên phá Tam Giang còn được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kinh nghiệm kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá.


Related news

Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp) Ước Sản Lượng Khoai Lang Cả Năm Đạt 75.000 Tấn Ở Châu Thành (Đồng Tháp)

Vụ đông xuân và hè thu năm 2013, toàn huyện Châu Thành (Đồng Tháp) xuống giống được 3.687ha hoa màu, trong đó nhiều nhất là khoai lang với diện tích 2.180ha, chiếm gần 60% diện tích hoa màu toàn huyện, cao hơn cùng kỳ năm 2012 là 136ha.

Thursday. May 2nd, 2013
Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Tôm Càng Xanh Năm 2013 Ở Đồng Tháp Nâng Cao Chất Lượng Con Giống Tôm Càng Xanh Năm 2013 Ở Đồng Tháp

Năm 2012, diện tích nuôi tôm càng xanh toàn tỉnh Đồng Tháp khoảng 1.285 ha, đạt 58 % kế hoạch, sản lượng hơn 1.600 tấn, năng suất trung bình 1,3 tấn/ha. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Tam Nông, Lấp Vò, Cao Lãnh và TX. Hồng Ngự. Hiện toàn tỉnh có 25 cơ sở sản xuất giống và 10 cơ sở ngoài tỉnh có đủ năng lực và điều kiện sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu khoảng 353 triệu tôm giống phục vụ người nuôi, chưa xảy ra hiện tượng thiếu hụt con giống.

Saturday. November 17th, 2012
Phất Lên Nhờ Nuôi Dê Phất Lên Nhờ Nuôi Dê

Ở xã Phú Thành (Phú Tân - An Giang) nhiều hộ khá lên nhờ nuôi dê. Mô hình này đang được nhân rộng, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Friday. May 3rd, 2013
Heo Chết La Liệt, Nghi Thức Ăn Có Vấn Đề Heo Chết La Liệt, Nghi Thức Ăn Có Vấn Đề

Liên tục nhiều ngày qua, đàn heo của khoảng 10 hộ chăn nuôi heo ở xã Bình Khánh Tây, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) đột nhiên chết la liệt.

Monday. November 19th, 2012
Khó Khăn Trong Thu Hoạch Mía Ở U Minh (Cà Mau) Khó Khăn Trong Thu Hoạch Mía Ở U Minh (Cà Mau)

Mấy ngày qua, người trồng mía huyện U Minh (Cà Mau) đều có chung tâm trạng lo lắng, bởi giá mía bán ra rất thấp.

Friday. May 3rd, 2013