Cứ truy là ra cá chết xếp lớp dưới đáy biển do đâu
Không chỉ thế, khi lặn xuống biển cách bờ từ 2 đến 3 hải lý, những ngư dân này còn phát hiện các rạn san hô dưới đáy biển có một lớp màu trắng đục dầy tới gần nửa mét, có nhiều cá chết chìm đang phân hủy, nước có mùi hắc như mùi của các chất tẩy rửa. Đặc biệt, trước đây khi bủa lưới, khi kéo lên, lưới bị bám đầy rong rêu, bùn đất đen. Từ ngày xuất hiện hiện tượng cá chết, thì khi kéo lên, lưới trắng tinh như mới.
Nguyên nhân là do đâu?
Nhận định về hiện tượng trên, PGS-TSKH Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch hội Khoa học-Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, khẳng định: “Hiện tượng cá chết hàng loạt mà còn xếp tầng dưới đáy biển, chắc chắn do có một nguồn hóa chất cực mạnh, xả ra cùng một thời điểm, khiến cho tất cả các loài cá chết đột ngột, tạo nên hiện tượng xếp lớp.
Điều này cũng khẳng định chắc chắn không phải do thủy triều đỏ, bởi nếu do tảo nở hoa, thì không thể khiến cá chết đột ngột, tức thời như vừa qua mà không có dấu hiệu rõ ràng. Nó thường xảy ra ở gần bờ chứ không ở ngoài xa và sẽ khiến cá chết ở tầng mặt chứ không phải ở tầng đáy”.
Cũng theo PGS-TSKH Nguyễn Tác An, thì liều lượng độc ở đây rất cao, chất thải ở đây chắc chắn là chất thải công nghiệp, trong đó có chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao, nên lưới đánh cũng được tẩy rửa. Nhưng để biết cụ thể là chất gì, thì phải lấy mẫu nước, xem hàm lượng có bao nhiêu, kể cả là phóng xạ.
Ông Nguyễn Tác An là một nhà khoa học, có học hàm, học vị rất cao. Chắc chắn lời nhận xét của ông có căn cứ khoa học, chứ không phải hồ đồ. Cứ theo lời của ông, thì hiện tượng cá chết do thủy triều đỏ, tức là do thiên nhiên, hoàn toàn bị loại bỏ.
Cá chết do con người gây ra. Vấn đề là nguồn chất thải công nghiệp, có chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao là chất gì, chúng từ đâu ra, thì chỉ cần các cơ quan vào cuộc một cách quyết liệt, công tâm, nhất định sẽ tìm ra.
Chất thải công nghiệp chỉ có thể từ các khu công nghiệp. Dọc các tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, có bao nhiêu khu công nghiệp; trong đó có những nhà máy nào, trong khu công nghiệp nào có sử dụng chất thải công nghiệp có chứa hàm lượng chất tẩy rửa cao? Chỉ lật hồ sơ là biết liền, sau đó truy nguồn chất thải đó đã xả thải đi đâu, là ra hết.
Related news
Phía hạ lưu sông Bưởi đoạn qua các xã Thạch Quảng, Thạch Cẩm và Thành Mỹ (Thạch Thành – Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng cá lồng bè chết hàng loạt, nguồn nước bị ô nhiễm, có màu xanh đục, bốc mùi hôi thối.
Hàng trăm hộ dân nuôi thủy sản tại huyện Tuy Phước (Bình Định) đang lâm vào cảnh điêu đứng khi tôm, cua, cá nuôi... bị chết la liệt. Nhiều hộ dân thua lỗ vì dịch bệnh triền miên, đành chấp nhận bỏ nghề...
Những ngày này, việc buôn bán cá ở Quảng Trị đã bắt đầu quay trở lại, nhưng giá cả chỉ bằng 1/10 so với trước đây. Tỉnh Quảng Trị cũng đã có đề xuất tạm dựng khai thác thủy sản ven bờ.