CPI tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước

CPI bình quân 9 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%, thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Riêng trong tháng 9/2015, trong tổng số 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,1%;
May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%;
Thuốc lá và dịch vụ y tế tăng 0,43%; Giáo dục tăng 1,24%; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,03%;
Hàng hóa và các dịch vụ khác tăng 0,19%.
Có 4 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13%;
Nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,68%; Giao thông giảm 3,17%; Bưu chính viễn thông giảm 0,07%.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 giảm chủ yếu do các nguyên nhân:
Giá xăng được điều chỉnh giảm vào các ngày 19/8 và 3/9, trong đó giá xăng giảm 1.970 đồng/ lít, giá dầu diezel giảm 550 đồng/ lít, giá dầu hỏa giảm 830 đồng/ lít. Xăng dầu giảm làm cho nhóm giao thông giảm 3,17% góp phần giảm CPI chung của tháng 9 là 0,28%.
Từ ngày 1/9/2015 giá gas trong nước cũng điều chỉnh giảm 12.000 đồng/ bình 12 kg. Mức giá phổ biến ở mức 270.000 đồng/ bình 12 kg. Đây là lần thứ 4 liên tiếp giá gas liên tục giảm nhẹ với tổng mức giảm là 37.500 đồng/ bình 12kg.
Thời tiết chuyển mùa thu nên nhu cầu sử dụng điện giảm làm chỉ số điện sinh hoạt giảm 0,32%. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào, cùng với giá xăng dầu giảm làm chi phí vận chuyển giảm nên chỉ số lương thực, thực phẩm giảm 0,14%.
Các yếu tố làm tăng CPI chủ yếu là do 25 tỉnh, thành phố Trung ương tăng học phí và nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào đầu năm học mới tăng cao làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 1,24%, đóng góp vào CPI chung 0,07%.
Giá dịch vụ y tế một số tỉnh được điều chỉnh tăng theo lộ trình của Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/2/2012 làm cho chỉ số giá dịch vụ y tế cả nước tăng 0,5% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê nhận định, lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng 9 giảm so với tháng trước. CPI tháng 9/2015 so với tháng 12 năm trước cũng tăng thấp nhất trong 10 năm qua với mức tăng dưới 1%.
Related news

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.

Đối tượng gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu ở trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến chuẩn bị làm đòng; bệnh đạo ôn lá trên một số diện tích canh tác giống Jasmine 85, OM 4218,… tập trung tại quận Thốt Nốt, với tỷ lệ phổ biến từ 5-10%. Các đối tượng dịch hại khác như ốc bươu vàng, bù lạch, chuột, bệnh thối gốc vi khuẩn phân bố tại huyện Cờ Đỏ, quận Thốt Nốt và Cái Răng.