Công Nghệ Chọn Giống Cá Rô Phi Dòng Gift
Tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ
- Chọn cá bố mẹ khoẻ mạnh, không dị hình, không sây sát, cá đực và cá cái có kích thước tương đương nhau để hạn chế cá đực tấn công cá cái trong quá trình ghép gia đình.
- Cá đực và cá cái được nuôi riêng ở các giai thưa có kích thước 20m2, với thức ăn có hàm lượng đạm 18-20%, mức ăn 2% trọng lượng cơ thể/ngày. Mật độ thả 3-5 con/m2.
Ghép cho sinh sản
- Chọn cá bố mẹ đã thành thục, có nguồn gốc từ các gia đình khác nhau để ghép thành các gia đình mới.
- Cá đực và cá cái có kích thước tương đương được đưa vào các giai có diện tích 3m2 để cá đẻ tự nhiên theo tỉ lệ ghép đực:cái là 1:2.
Thu và ương cá bột
- Khi quan sát thấy cá bột xuất hiện trên mặt nước thì tiến hành thu và chuyển sang giai 1m2 để ương cá bột. Mật độ thả 250 con/gia đình/giai.
- Cho cá ăn cám bột có hàm lượng đạm 25-30%. Khẩu phần ăn bằng 7-10% trọng lượng cơ thể/ngày.
Uơng cá giống
Khi cá bột đạt 1-2g sẽ chuyển sang ương trong giai 3m2. Mật độ thả 150 con/gia đình/giai.
- Cho cá ăn bằng thức ăn bột có hàm lượng đạm 25-30%. Khẩu phần ăn bằng 5-7% trọng lương cơ thể/ngày.
Đánh dấu các gia đình
- Khi cá giống đạt kích thước 10-15g/con, tiến hành đánh dấu các gia đình để nuôi chung trong ao.
- Chọn ngẫu nhiên 40 con/gia đình để đánh dấu, thả nuôi chung trong ao cho đến khi thu hoạch.
- Chọn ngẫu nhiên 20 con/gia đình, đánh dấu điện tử, giữ trong các giai mau để làm thí nghiệm chịu lạnh.
Chăm sóc cá nuôi trong ao
- Hàng ngày cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm 18-20%, khẩu phần ăn 3-5% trọng lượng cơ thể/ngày.
- Thay nước và cân trọng lượng hàng tháng để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
Thu hoạch cá thí nghiệm
- Hạ từ từ mức nước ao, dùng lưới thu cá chuyển sang các giai thưa.
- Đọc toàn bộ dấu điện tử và cân trọng lượng của từng con tương ứng.
- Chọn lọc những cá thể và gia đình có giá trị di truyền tốt làm cá bố mẹ cho quá trình chọn giống năm sau.
Related news
Đặc điểm của bệnh là do vi khuẩn Streptococcus là vi khuẩn Gram dương (trong khi đó đa số các loài vi khuẩn gây bệnh cho cá là vi khuẩn Gram âm) xâm nhập và thường gây bệnh trên cá rô phi từ 150 – 300g/con. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ.
Cá rô phi là một đối tượng thủy sản có triển vọng chọn nuôi . Để có được nguồn giống có chất lượng và tăng trưởng nhanh, đảm bảo không sinh sản trong quá trình nuôi nên các chuyên gia đã nghiên cứu ra các phương pháp tuyển chọn cá rô phi đơn tính đực .
Công nghệ biofloc đã được ứng dụng rất nhiều trong các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Hiện nay, công nghệ này đã được ứng dụng vào nuôi thương phẩm cá rô phi cho năng suất cao tới 26 tấn/ha/vụ.
Với mô hình nuôi ghép tôm – cá rô phi, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên, và đặt biệt là khả năng hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước.
Cá rô phi nuôi lồng thường bị một số bệnh như: bệnh xuất huyết, bệnh viêm ruột, bệnh nấm thủy mi, bệnh trùng bánh xe…