Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng

Công Nghệ Biofloc Nuôi Thâm Canh Tôm Thẻ Chân Trắng
Publish date: Saturday. March 15th, 2014

Để nghề nuôi tôm trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh, mang lại thu nhập cao, ngày 10/10, Chi cục nuôi trồng thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, với sự tham dự của các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản trong và ngoài nước, các công ty, các trại sản xuất tôm giống cùng hàng trăm hộ dân nuôi tôm tại tỉnh.

Tại hội thảo, người nuôi tôm tại Ninh Thuận đã được các chuyên gia nuôi trồng thủy sản giới thiệu chi tiết về công nghệ Biofloc cũng như việc ứng dụng công nghệ này vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng, để mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất cho người nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại mỗi khi dịch bệnh xảy ra. Công nghệ Biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới, dựa trên nguyên lý cơ bản của bùn hoạt tính dạng lơ lửng.

Công nghệ này giải quyết được hai vấn đề trong nuôi trồng thủy sản, đó là loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi và sử dụng nó để làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi, giảm được chi phí thức ăn...

Đây được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các tỉnh, thành ven biển có nuôi trồng thủy sản nói chung.

Theo ông Trương Minh Đức, kỹ sư nuôi trồng thủy sản của Công ty TNHH Tân Sao Á: Biofloc là quá trình lọc sinh học nhờ vi khuẩn trong việc quản lý chất lượng nước của các ao nuôi thủy sản. Ưu điểm của công nghệ Biofloc là làm giảm tối đa sự xuất hiện của dịch bệnh đốm trắng trong ao nuôi xuống dưới 5%; không cần thay nước trong suốt quá trình nuôi; sản lượng tôm nuôi tăng từ 5 đến 10%, kích cỡ tôm lớn hơn ít nhất 2 gam/con so với nuôi quy trình bình thường; chi phí sản xuất thấp hơn từ 15 - 20% so với áp dụng quy trình nuôi bình thường; các thông số môi trường rất ổn định khi thời tiết thay đổi hay nuôi trong mùa lạnh.

Ông Bảo Nguyên, nuôi 7 ha tôm thẻ chân trắng ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) phấn khởi cho biết: công nghệ Biofloc ứng dụng vào nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng mang lại hiệu quả cao.

Công nghệ này mới và lạ, nhưng chúng tôi được các chuyên gia giới thiệu rất chi tiết từ khâu chuẩn bị ao, xử lý nước, cách gây màu và làm giàu môi trường nước, cách sử dụng các hỗn hợp Enzyme để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của tôm, cách cho tôm ăn, phương pháp kiểm tra mật độ và duy trì Biofloc, cách chạy quạt từ ngày đầu tiên gây màu và làm giàu ao nuôi đến khi thả nuôi và cho thu hoạch...

Tuy có nhiều ưu điểm, nhưng công nghệ này còn quá mới lạ, việc ứng dụng công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu vào không nhỏ. Do đó người nuôi rất cần các cơ quan chức năng, các chuyên gia về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn để thuận lợi khi áp dụng.


Related news

Ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống? Ương cá rô phi đơn tính đực từ cá hương lên cá giống?

Việc rút ngắn thời gian nuôi cá thịt, cá đạt qui cỡ thương phẩm lớn là điều mong muốn của bất kỳ người nuôi cá nào. Có nhiều biện pháp để đạt được điều này, trong đó thả cá giống cỡ lớn là rất quan trọng.

Wednesday. March 25th, 2015
Nuôi ghép cá rô phi với các loài cá khác? Nuôi ghép cá rô phi với các loài cá khác?

Ao hồ là môi trường sống thuận lợi của các loài thuỷ sinh vật làm thức ăn cho cá. Các loài cá nuôi của ta ăn những loài thức ăn khác nhau: cá mè trắng ăn tảo; cá mè hoa ăn động vật phù du; cá trắm cỏ, cá bống ăn rong, bèo cỏ; cá trôi ăn tảo và những mùn bã hữu cơ ở đáy… vì vậy thả nuôi ghép nhiều loài cá có tính ăn khác nhau trong cùng một ao sẽ tận dụng hết nguồn thức ăn tự nhiên trong nước, nhờ thế sẽ làm tăng năng suất cá nuôi.

Wednesday. March 25th, 2015
Những lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú Những lưu ý khi nuôi ghép cá rô phi với tôm sú

Với mô hình nuôi ghép tôm - cá rô phi, các ao nuôi có khả năng chống lại dịch bệnh, môi trường ao nuôi ổn định, năng suất nuôi tôm tăng lên, và đặt biệt là khả năng hạn chế dịch bệnh trong ao nuôi tôm, giảm sự phát triển của Vibrio trong nước.

Wednesday. March 25th, 2015
Nuôi cá rô phi ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh tôm Nuôi cá rô phi ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh tôm

Mới đây một nhóm nghiên cứu ở Philipin đã hướng dẫn một trại nuôi tôm thử nghiệm, nuôi luân canh kết hợp tiền xử lý sinh học (biologicalpre-treatment) và nuôi ghép cá rô phi với tôm trong một hệ thống được gọi là Tilapia Water Introduction on Prawn Systems (TIPS).

Wednesday. March 25th, 2015
Các loại giống cá rô phi nuôi tại đồng bằng sông cửu long Các loại giống cá rô phi nuôi tại đồng bằng sông cửu long

Ở Việt Nam, cá rô phi được nhập từ Thái Lan vào năm 1953, đó là loài Oreochromis mossambicus thuộc giống Oreochromis (còn gọi là rô phi cỏ, rô phi mọi, rô phi đen hay rô phi sẻ). Hiện nay có một số loài cá rô phi đang được nuôi tại nước ta là:

Wednesday. March 25th, 2015