Công Nghệ Biofloc Chữa Bệnh Cho Tôm

Đây là giải pháp đang được hy vọng sẽ góp phần cứu nghề nuôi tôm nước lợ Việt Nam thoát bệnh EMS trong vụ nuôi 2014 sắp tới.
Năm 2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại do bệnh tôm chết sớm (EMS) trên cả nước đã giảm đáng kể so với 2012, do nhiều nông dân ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đã áp dụng công nghệ Biofloc (nuôi bổ sung một số loại vi sinh vật, không thay nước) và nuôi ghép tôm với cá rô phi. Giải pháp này đang được hy vọng sẽ góp phần cứu nghề nuôi tôm nước lợ Việt Nam thoát bệnh EMS trong vụ nuôi 2014 sắp tới.
Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trong thời gian tới, Tổng cục Thuỷ sản sẽ khảo sát thực tiễn sản xuất và hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật nuôi tôm theo 2 giải pháp trên, nhằm phổ biến cụ thể đến bà con nông dân.
Related news

Có được thành tích về đích sớm trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tam An (Phú Ninh) đã chung sức, chung lòng, khơi dậy nhiều nguồn lực ở địa phương…

Trước phản ảnh của người dân về hàng chục héc ta lúa và hoa màu các loại trên địa bàn một số thôn xã Đại Quang (Đại Lộc) cháy lá bất thường, các ngành chức năng của huyện Đại Lộc đã vào cuộc kiểm tra thực tế.

UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá trên địa bàn tỉnh.

Công trình nghiên cứu “Điều tra, phân bố, thử nghiệm trồng và sản xuất thực phẩm chức năng từ rễ cây mật nhân tại Quảng Nam” do TS. Mai Đình Trị (Viện Công nghệ hóa học) vừa công bố đã mở ra hướng trồng nhân rộng và sản xuất thực phẩm chức năng từ cây mật nhân, loài dược liệu quý tại Quảng Nam.

Nghe nhiều cán bộ khuyến nông cơ sở ở Điện Bàn gọi điện nói vụ hè thu 2015 hàng loạt cánh đồng lúa của thị xã này bị tụt giảm sản lượng nên chiều Chủ nhật vừa rồi Tư tôi ra tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Bởi, tại hầu hết địa phương khác trên địa bàn tỉnh, nhà nông đang rất phấn khởi vì lúa được mùa.