Công bố nhãn hiệu Thanh long ruột đỏ Lập Thạch

Dự án thanh long ruột đỏ được thực hiện theo Quyết định số 3174QĐ-CT ngày 29/10/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 3 năm triển khai ở huyện Lập Thạch, ban quản lý dự án đã tổ chức được 6 lớp tập huấn cho người dân 3 xã tham gia dự án là Vân Trục, Ngọc Mỹ, Xuân Hòa, với tổng số 600 lượt người tham gia. Nội dung tập huấn tập trung về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sau thu hoạch và các cơ chế chính sách hỗ trợ của UBND tỉnh để người dân thực hiện và thụ hưởng.
Đến nay tổng diện tích trồng thanh long trên địa bàn huyên là 100ha, đạt 100% kế hoạch. Diện tích đã cho quả ổn định hàng năm. Mỗi trụ bình quân cho từ 10- 15 kg quả/năm, với giá bán bình quân tại vườn là 35.000- 40.000đ/kg. Thu nhập vào khoảng 350- 400 triệu đồng/năm.
Từ kết quả thành công của dự án và trước nhu cầu phát triển của sản phẩm “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch”, Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc đã phối hợp với UBND huyện Lập Thạch thống nhất đề xuất với UBND tỉnh cho phép triển khai xây dựng, bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm, nhằm tạo nền móng để sản phẩm phát triển uy tín, thương hiệu và mang lại giá trị cao trong tương lai. Kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện nhãn hiệu “Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ số 239720, tại Quyết định số 7766/QĐ-SHTT.
Việc cấp bằng chứng nhận nhãn hiệu "Thanh long ruột đỏ Lập Thạch" sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hiệu quả. Đồng thời tạo dựng, giữ gìn uy tín, mở rộng thị trường cho sản phẩm thanh long ruột đỏ, tạo ra giá trị tăng thêm cho sản phẩm. Thời gian tới huyện Lập Thạch tiếp tục tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành, kiểm soát và tìm kiếm, kêu gọi các DN XK thanh long để người dân yên tâm phát triển.
Related news

Những năm qua, chăn nuôi luôn giữ vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển chăn nuôi đã tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân và xây dựng NTM.

Vụ xuân năm 2015, huyện Hạ Hòa triển khai nhiều mô hình lúa thuần chất lượng cao. Trong đó giống lúa J02 tại xã Minh Hạc và Hiền Lương, giống lúa Thiên ưu 8 tại xã Động Lâm và Hương Xạ với diện tích 15ha/xã. Đây là các giống lúa thuần có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, dễ canh tác, cho năng suất cao và giá thành cao.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đến tháng 5/2015, đã có 36/63 tỉnh, thành phố ban hành đề án hoặc kế hoạch hành động tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương và tổ chức triển khai trong thực tiễn.

Đó là con số được đưa ra tại hội nghị sơ kết vụ đông xuân và triển khai kế hoạch sản xuất hè thu 2015, do UBND thị xã Điện Bàn vừa tổ chức.

Ngân hàng bưu điện Liên Việt (LienvietPostBank) ký thỏa thuận với công ty Him Lam và UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết đầu tư 10.000 tỉ đồng cho cây mắc ca và một số sản phẩm nông nghiệp khác tại địa bàn.