Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông

Công Bố Cẩm Nang Quý Cho Nhà Nông
Publish date: Thursday. April 26th, 2012

Trung tâm Khuyến nông quốc gia (NAEC) và Dự án Sáng kiến cúm gia cầm và đại dịch của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (APII/USAID) vừa công bố bộ tài liệu tập huấn dành cho các hộ chăn nuôi gia cầm.

Theo bà Hạ Thúy Hạnh- Phó Giám đốc NAEC, với mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng gia cầm của VN vào năm 2020, việc cải thiện thực hành trong chăn nuôi cho các nông hộ trên cả nước thực sự là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và giải quyết những nguy cơ mà cúm gia cầm và các bệnh dịch khác vẫn đang tiếp tục xảy ra.

Nhiều kiến thức bổ ích

Việc triển khai học tập bộ tài liệu này đã được thử nghiệm thành công tại 5 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Trị, An Giang và Cần Thơ. Đến nay, 22 tỉnh đã cử giảng viên (2 giảng viên/tỉnh) tham dự các lớp tập huấn nguồn, chịu trách nhiệm dạy đại trà trong tỉnh.

“Theo đánh giá ban đầu, bộ tài liệu là cẩm nang quan trọng, cần thiết trong việc sử dụng làm tài liệu tập huấn cho các lớp nằm trong hoạt động khuyến nông ở các địa phương”- bà Hạnh cho biết.

An Giang và Cần Thơ là 2 tỉnh đi tiên phong trong việc phổ biến những kiến thức có trong tài liệu đến cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên và các hộ nông dân. Theo bà Nguyễn Thị Xoàn- Giám đốc Trung tâm Khuyến nông An Giang, bộ tài liệu an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô nhỏ đã tạo điều kiện để nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ khuyến nông cũng như bà con nông dân.

Được biết, tại An Giang, việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã giảm 1/3 chi phí thuốc thú y, tỷ lệ gia cầm ốm chết giảm từ 5-15%, giảm ô nhiễm môi trường và đặc biệt là gia cầm, nhất là gà có hình thức đẹp hơn, dễ bán và bán được giá cao hơn.

Có thể sử dụng trong đào tạo nghề

Ông Trần Thế Do- Hiệu trưởng Trường Trung học Nông lâm Quảng Trị cho biết: “Đây là cuốn tài liệu được biên soạn công phu, thực sự cần thiết và phù hợp để đào tạo cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở. Không chỉ có vậy mà trường chúng tôi có thể tham khảo, vận dụng vào đào tạo cho học sinh và sử dụng cho những lớp đào tạo nghề cho nông dân”.

Còn theo ông Nguyễn Văn Đôn (Chi cục Thú y Hưng Yên), cuốn tài liệu này thực sự là cẩm nang trong hoạt động nghề nghiệp cũng như trong công tác quản lý ngành.

Bà Trần Thị Liên, (Bình Lục, Hà Nam) là một trong những nông dân tham gia các lớp học tập bộ tài liệu cho biết: “Dù không có tiền hỗ trợ tham gia lớp học, nhưng chúng tôi vẫn tự nguyện đăng ký vì việc đọc tài liệu, nghe giảng và học hỏi cán bộ thực sự đem lại lợi ích cho chính mình, gia đình và cộng đồng”.

Theo bà Võ Nguyên Đán- cán bộ Chi cục Thú y Cần Thơ, sau khi được tiếp cận bộ tài liệu, tham gia các lớp tập huấn, bản thân bà đã “chững chạc” hơn trong công việc rất nhiều. Hiện bà Đán thường xuyên chịu trách nhiệm tổ chức và đứng lớp giảng giải cho cán bộ cơ sở về những kiến thức an toàn sinh học từ cuốn tài liệu.

Related news

Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La Người Phụ Nữ Tày Cứu Chè Ngam La

Chè Ngam La (Hà Giang) từ lâu được biết đến bởi hương vị thơm ngon tự nhiên. Có một thời, người dân đã chặt bỏ nhiều cây chè cổ thụ vì giá chè quá rẻ. Đúng lúc đó, một phụ nữ Tày đã khôi phục và phát triển thương hiệu chè Ngam La...

Monday. August 12th, 2013
Có Đam Mê Sẽ Thành Công Có Đam Mê Sẽ Thành Công

29 tuổi, chị Nguyễn Thị Lan (thôn 8, xã Thiệu Khánh, TP.Thanh Hoá) đang sở hữu một trang trại rộng gần 3 mẫu, doanh thu 700-800 triệu đồng/năm.

Monday. August 12th, 2013
Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống Triển Khai Quy Chế Quản Lý Đàn Cá Tra Bố Mẹ Chọn Giống

Vừa qua, tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ (An Thái Trung, Cái Bè) đã diễn ra Hội nghị triển khai Quy chế quản lý đàn cá tra bố mẹ chọn giống. Đồng chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và ông Nguyễn Văn Trọng Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, cùng hơn 30 đại biểu là lãnh đạo Sở NN&PTNT, chi cục thủy sản, trung tâm giống và các cơ sở sản xuất giống có nhận đàn cá tra chọn lọc của 10 tỉnh vùng ĐBSCL.

Tuesday. August 13th, 2013
Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch Chuyện Quanh Cây Dó Trầm Phúc Trạch

Trồng hoàn toàn tự phát và tiêu thụ quá dễ dàng với giá trị kinh tế cao nên người dân xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã ồ ạt phá bỏ vườn cây ăn quả -chủ yếu là bưởi và cam để trồng dó trầm. Thực tế này đang đặt ra nhiều vấn đề cần bàn...

Tuesday. August 13th, 2013
Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Tuesday. August 13th, 2013