Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm

Còn Lãng Phí Nguồn Phụ Phẩm Nông Nghiệp Để Trồng Nấm
Publish date: Thursday. June 12th, 2014

Là một nước nông nghiệp, nước ta có một lượng phụ phẩm có khả năng trồng nấm như: rơm rạ, bã mía, mùn cưa… thải ra hàng năm là rất lớn.

Tuy nhiên, thời gian qua chỉ một lượng rất nhỏ phụ phẩm này được dùng để trồng nấm, với sản lượng nấm cả nước chỉ đạt 250.000 tấn/năm, không đủ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua đó, có thể thấy chúng ta đã bỏ qua cơ hội rất lớn để biến phụ phẩm nông nghiệp thành tiền.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ

Mặc dù, vùng ĐBSCL có điều kiện khí hậu thích hợp, nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng đến nay sản xuất nấm ở các địa phương này còn manh mún. Hiện nay, mỗi tỉnh- thành đều có ít nhất vài chục cơ sở trồng nấm, thậm chí hàng trăm cơ sở nhưng hầu hết các cơ sở trồng nấm này đều tồn tại ở dạng nhỏ lẻ.

Theo Cục Trồng trọt, hiện doanh nghiệp sản xuất nấm lớn nhất cả nước cũng chỉ có diện tích khoảng 8.000m2, những doanh nghiệp còn lại có diện tích bình quân khoảng 4.000m2. Đối với các cơ sở sản xuất nấm gia đình thì diện tích chỉ vài chục mét vuông nên việc thu gom đủ lượng nấm đảm bảo chất lượng và đủ số lượng để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu trong thời gian dài là rất khó.

Mặt khác, đến nay Việt Nam cũng chưa có nhiều nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên xuất khẩu nấm Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc.

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu nấm sang 31 thị trường với kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 90 triệu USD, mặc dù có thể đạt kim ngạch xuất khẩu mỗi năm tới 1 tỷ USD nếu tận dụng được 15% lượng phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cùi bắp, mùn cưa… thải ra hàng năm.

Theo ông Phạm Văn Dư- Cục phó Cục Trồng trọt, trong những năm qua, giá xuất khẩu nấm rơm muối của Việt Nam liên tục tăng cao. Cụ thể, giá xuất khẩu năm 2011 chỉ có 1.800 USD/tấn đã tăng lên 2.000 USD/tấn trong năm 2012 và đạt gần 2.500 USD/tấn trong năm 2013. Điều này cho thấy việc đầu tư mở rộng diện tích trồng nấm, cũng như xây dựng các nhà máy chế biến nấm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có hiệu quả ngày càng cao.

Hàng năm, các nước trên thế giới cần tiêu thụ lượng nấm khoảng 20 triệu tấn với tốc độ tăng trưởng bình quân 3,5%/năm, trong đó các nước tiêu thụ nấm hàng đầu là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước Châu Âu. Đây là những cơ hội tốt để Việt Nam hoàn thành mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu nấm đến năm 2015 đạt 150- 200 triệu USD.

Nhiều lợi thế cạnh tranh

Từ rất lâu, người dân Nam Bộ đã phát hiện trong tự nhiên có nhiều loài nấm ăn rất ngon và bổ dưỡng. Đến những năm 1960, một vài loại nấm đã được người dân trồng và đến năm 1978- 1979, meo (men) nấm rơm được các nhà khoa học Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu thành công và bắt đầu chuyển giao lại cho các hộ sản xuất nấm trong vùng.

Tuy nhiên, nghề trồng nấm ở ĐBSCL chỉ thực sự phát triển khi thị trường xuất khẩu được khơi thông. Từ cuối những năm 80, xuất khẩu nấm chỉ đạt sản lượng khoảng 2.500 tấn thì đến năm 2002 đã đạt 40.000 tấn với giá trị đạt 40 triệu USD. Bên cạnh sự gia tăng xuất khẩu nấm rơm, nhu cầu tiêu dùng nấm nội địa cũng ngày càng lên cao.

Theo một doanh nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu ở Cần Thơ, xuất khẩu nấm của nước ta gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng nhờ kỹ thuật chế biến giữ được chất lượng, phân loại thành từng cỡ đồng đều nên được khách hàng ưa chuộng. Hơn nữa, mùa vụ nấm ở Việt Nam cũng không trùng với những nước sản xuất nấm rơm lớn trong khu vực.

ĐBSCL không chỉ có nấm rơm, còn nhiều thứ vật liệu khác như mùn cưa, bã mía có thể trồng các loại nấm từ bình dân bán chợ đến cao cấp bán trong siêu thị như: bào ngư, kim châm, trân châu, mèo, linh chi,…

Trong đó, các loại nấm cao cấp như: kim châm, ngọc bích, đùi gà vua là những nấm ăn thơm ngon, hàm lượng protein cao gấp 3- 6 lần so với các loại rau củ thông thường, chứa nhiều vitamin, chất khoáng và các loại acid amin thiết yếu nên có giá trị kinh tế rất cao.

Để giúp người trồng nấm tiếp cận dễ dàng với các loại nấm có giá trị cao, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Tiền Giang đã tiến hành phân lập và thuần dưỡng được giống nấm kim châm, nấm đùi gà vua, nấm ngọc bích có nguồn gốc ngoại nhập và xác lập được quy trình, môi trường phân lập, môi trường nhân giống có thể áp dụng trong sản xuất.

Đồng thời, tìm ra được công thức trồng các loại nấm này trên nguyên liệu là mùn cưa hoặc mùn cưa phối trộn bã mía.

Từ nghề trồng nấm rơm, nông dân nhiều vùng nông thôn ở ĐBSCL đã biết tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp bỏ đi để trồng nấm. Trồng nấm đơn giản, dễ làm nên đây được coi là nghề xóa đói giảm nghèo ở địa phương đối với hộ trồng nấm quy mô nhỏ, còn đối với những hộ có điều kiện tốt hơn thì có thể làm giàu với nghề trồng nấm.

Theo TS Trần Nhân Dũng- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học (Đại học Cần Thơ), gần đây nhiều doanh nghiệp và nông dân đã tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi và các phụ phẩm nông nghiệp trồng nấm mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, để nghề trồng nấm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững trong thời gian tới cần phải có đầu tư bài bản, quy hoạch, định hướng sản xuất thông qua nghiên cứu, phân tích kỹ thị trường cho loại nông sản giàu tiềm năng này.

TS Trần Nhân Dũng- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ sinh học: Vùng ĐBSCL có điều kiện khí hậu nhiệt đới nên việc đầu tư trồng nấm rất thuận lợi và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Thời gian qua, viện đã hoàn thành nghiên cứu một số dòng meo nấm địa phương và thực hiện chuyển giao kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư cho một số địa phương ở Sóc Trăng, Đồng Tháp.


Related news

Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso Trồng Mới Hơn 15 Ha Cây Atiso

Vụ trồng atiso năm 2013 - 2014, huyện Sa Pa (Lào Cai) hỗ trợ người dân trồng mới 15,2 ha cây atiso, nâng tổng diện tích cây dược liệu atiso của toàn huyện lên 47,2ha.

Tuesday. August 13th, 2013
Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn Làm Giàu Từ Cây Nhãn Chín Muộn

Với ưu điểm quả ngon, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nên những năm gần đây, nhãn chín muộn đã trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn phường Phố Cò, T.X Sông Công (Thái Nguyên).

Tuesday. August 13th, 2013
Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế Mô Hình “Bò Nuôi Rẽ” Giúp Nhau Phát Triển Kinh Tế

“Bò nuôi rẽ” là tên gọi do các gia đình tham gia mô hình đặt. Với mô hình này, người có bò sẽ cho người nghèo, người không có vốn sản xuất nhận nuôi. Sau khi bò mẹ đẻ bò con, người nhận nuôi được các chủ bò chia một nửa tổng giá trị.

Tuesday. August 13th, 2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường

Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.

Tuesday. August 13th, 2013
Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Tuesday. August 13th, 2013