Cơ Hội Chuyển Đổi Mô Hình Kinh Tế Nông Nghiệp
Câu chuyện về mô hình nuôi lợn không tắm ở Hà Nam được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên trong cuộc họp Chính phủ hôm (27.6) như một điển hình mà nhiều địa phương cần nhìn vào trong lúc kinh tế, cụ thể là sản xuất nông nghiệp, đang hết sức khó khăn.
Năm 2012, Hà Nam đã nghiên cứu mô hình nuôi lợn sinh học đảm bảo vệ sinh đến mức không cần tắm, toàn tỉnh nuôi hơn 1.000 con lợn theo phương thức này. Qua giám sát chặt chẽ của người dân và Sở NNPTNT Hà Nam, nuôi lợn theo phương thức mới này rất đảm bảo vệ sinh môi trường, vì vậy dù không tắm nhưng lợn hoàn toàn không mắc phải các dịch bệnh như các địa bàn lân cận.
Nhưng hơn hết, chi phí theo phương thức nuôi này đã giảm được khoảng 10%. Đến năm nay, số lượng lợn nuôi sinh học đã tăng lên trên 2.000 con và sản lượng tiêu thụ thịt lợn đã tăng hơn 6% trong khi đa số các địa phương khác đang giảm dần sản lượng.
Tỉnh Hà Nam đã có những bước tính toán rất kỹ lưỡng khi thực hiện mô hình này để hỗ trợ người nuôi trong vấn đề bảo đảm vốn mua nguyên liệu đầu vào cũng như tìm thị trường đầu ra sản phẩm.
Tỉnh đã có sáng kiến kết hợp với Ngân hàng NNPTNT, cùng với công ty bán thức ăn cho người dân vay mua thức ăn cho đến khi bán lợn mới phải trả tiền. Do đó, người dân không bị áp lực về vốn và có thể chủ động trả nợ sau khi bán lợn. 6 tháng đầu năm nay, người nuôi lợn sinh học của tỉnh đã mua chịu 1.000 tấn thức ăn (giá trị tương đương 397 tỷ đồng).
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đánh giá cao quyết định của lãnh đạo địa phương đầu tư xây 1 chợ chuyên buôn bán lợn. Chợ lợn này vừa thuận lợi cho việc mua bán, vừa kiểm soát bệnh dịch và theo dõi được lượng tiêu thụ thực tế. Từ đó, địa phương có thể tính toán điều chỉnh kế hoạch chăn nuôi phù hợp, nhanh chóng.
Nhận xét đây là cách làm mới mà các địa phương khác có thể tham khảo, Phó Thủ tướng cho biết: “Nông nghiệp đang gặp khó khăn nhưng cũng chính là áp lực để chúng ta chuyển đổi mô hình kinh tế”.
Related news
Với khả năng chống chịu bệnh cao, kỹ thuật nuôi đơn giản, thời gian nuôi ngắn, lại cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nên những năm qua, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Nam Định liên tục tăng, hiện đạt 486ha ở ba huyện ven biển Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Nhiều hộ nuôi đạt năng suất 10 tấn/ha, có hộ đạt 14 - 15 tấn/ha, cho thu lãi từ 350 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha.
Đối với nhiều nông dân ở Bắc Giang, hình ảnh những cán bộ thú y cơ sở ngày ngày đi khắp các thôn, xóm chăm sóc, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm đã trở nên quen thuộc. Công việc tuy vất vả nhưng với lòng yêu nghề, họ đã góp phần không nhỏ bảo đảm an toàn cho đàn vật nuôi.
Xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) là địa phương thuộc vùng trung du có diện tích tự nhiên 2.069 ha. Hiện nay, đất đai được người dân sử dụng trồng rừng kinh tế và trồng cây cao su rất lớn, với diện tích 1.073 ha (trong đó diện tích rừng trồng là 650 ha, diện tích trồng cây cao su là 423 ha), chiếm 51,86% diện tích tự nhiên của địa phương.
Thanh long hiện được xác định là sản phẩm lợi thế của Bình Thuận, đồng thời còn dẫn đầu danh sách trái cây xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên để khai thác hiệu quả và phát triển bền vững, địa phương cùng ngành chức năng cần nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp thật căn cơ. Và một trong nhóm giải pháp mà Sở Công thương tính đến có đề cập hướng VietGAP hóa diện tích thanh long hiện có…
Thành phố Cần Thơ đang triển khai dự án đầu tư trên 4.500 tỷ đồng (90% huy động ngoài ngân sách) thực hiện chương trình phát triển thủy sản đến năm 2020, đưa thủy sản trở thành ngành chủ lực trong kinh tế nông nghiệp.