Cơ Bản Được Kiểm Soát Sử Dụng Chất Cấm Trong Chăn Nuôi
Tại cuộc họp về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) chiều 5/4, Bộ NN&PTNT đã chính thức công bố kết quả kiểm tra tình hình sử dụng hóa chất cấm Beta agonist trong chăn nuôi.
Thực hiện chỉ đạo của Cục Chăn nuôi, trong thời gian qua Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố đã khẩn trương tổ chức kiểm tra chất cấm thuộc nhóm Beta agonist. Kết quả phân tích cho thấy, có 13 trên tổng số 168 mẫu TĂCN dương tính với Beta agonist chiếm 7,8%; 8 trên tổng số 119 mẫu thịt, gan lợn dương tính, chiếm 6,7% và 7 mẫu trên tổng số 58 mẫu nước tiểu có Beta agonist, chiếm 12,1%.
Cùng với đó, Bộ NN&PTNT cũng thành lập đoàn công tác có sự tham gia của Cục Chăn nuôi và Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia (Bộ Y tế) đi lấy mẫu TĂCN, mẫu thịt, gan lợn để kiểm tra chất cấm tại 15 tỉnh miền Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, từ Bắc Giang đến Quang Nam. Kết quả cho thấy, có 3 mẫu dương tính với chất cấm trên tổng số 136 mẫu được kiểm tra, chiếm 2,2%. Trong đó có 2 mẫu TĂCN và 1 mẫu gan lợn. Như vậy, số lượng mẫu dương tính với chất cấm ở khu vực phía Bắc và Duyên hải Nam Trung bộ là khá thấp.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã cơ bản được kiểm soát, song vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.
Theo Cục Thú y, vấn đề khó nhất trong việc kiểm tra chất lượng thịt hiện này là công tác quy hoạch cơ sở giết mổ. Nhiều địa phương vẫn chưa quyết liệt vào cuộc thực hiện quy hoạch này, nhất là tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, tình trạng giết mổ nhỏ lẻ ngay tại gia đình còn phổ biến.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh, trọng tâm của việc quản lý ATVSTP, chất lượng vật tư nông nghiệp trong tháng 4 là tập trung cao độ vào các vấn đề dư luận quan tâm như chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ và dư lượng thuốc BVTV trong rau quả. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ cũng như các địa phương tiếp tục lấy mẫu, phân tích để có cơ sở xử lý vi phạm. Đặc biệt chú ý sử dụng kết quả kiểm tra, xét nghiệm để truy xuất nguồn gốc tìm ra nơi, cơ sở, cá nhân, tổ chức có vi phạm, các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y có bán chất cấm và xử lý nghiêm theo quy định của luật pháp.
Related news
Sau loạt “Báo động việc nông dân bỏ ruộng”, NTNN trao đổi với ông Tăng Minh Lộc- Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển NT (Bộ NNPTNT) - để lý giải sâu hơn vấn đề này cũng như tìm giải pháp.
“Mấy chú xuống trễ quá, phải cách đây 2 ngày là vui lắm, anh em mới thịt một con heo ăn mừng vụ mùa thành công”, ông Nguyễn Minh Phối, Tổ trưởng Tổ hợp tác (THT) nuôi cua thương phẩm 2/9, ấp Kinh Lớn, xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), nhanh miệng khoe khi chúng tôi vừa đến thăm.
Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...
Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).
Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.