Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.
Qua kiểm tra, các hộ tham gia đều rất phấn khởi thực hiện tốt các quy định về khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện về diện tích ao, nguồn kinh phí để đầu tư lâu dài một số hộ đã có thu nhập từ bán con giống và ba ba thương phẩm.
Phát huy kết quả đó, năm 2012 được sự đầu tư của tỉnh, huyện Yên Bình đã có thêm 6 hộ ở các xã: Cảm Ân, Mông Sơn, thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà đủ điều kiện thực hiện Dự án nuôi ba ba thương phẩm, nâng số mô hình nuôi ba ba trên địa bàn lên 34 mô hình.
Related news

Đang vào vụ nuôi tôm năm 2014, nhiều người nuôi đã xử lý xong ao hồ để chuẩn bị thả giống. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi nên người nuôi chưa dám thả con giống.

Hàng ngày, người dân trong khu phố thấy anh lặn lội đi cắt cỏ, hái rau về nuôi thỏ, nhặt nhạnh từng cọng rác từ quầy ép nước mía về làm “ổ” cho dế...

Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.

Anh Huỳnh Văn Thanh ở ấp Ngã Tư Một xã Ngãi Hùng huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã tận dụng nền chuồng heo cũ, cải tạo, nâng cấp lại để nuôi lươn thương phẩm và đang có triển vọng.

Sa Pa được mệnh danh là “thiên đường” của loài cá nước lạnh bởi khí hậu đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Nhiều tỉ phú phất lên từ nghề nuôi cá nước lạnh, nhưng rồi nghề “bạc tỷ” này không tránh khỏi quy luật thăng, trầm.