Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến

Bệnh Chổi Rồng Chưa Qua, Phấn Trắng Đã Đến
Publish date: Tuesday. August 30th, 2011

Dịch chổi rồng chưa có dấu hiệu giảm bớt trên các vườn nhãn thì trong thời gian qua hơn 250 ha sapôchê (hồng xiêm) ở các địa phương khu vực ven sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang lại bị rệp phấn trắng gây hại nghiêm trọng.

Về các vườn sapôchê ở các xã Phú Phong, Kim Sơn của huyện Châu Thành mùa này nói đến rệp sáp phấn (còn gọi rệp bông gòn, rệp phấn trắng), hết thảy người dân đều coi nó như “thần trùng” bởi “nó tha thì thôi chứ hễ xuất hiện trong vườn cây nặng hay nhẹ cũng mất đứt 30-50% lợi nhuận”.

Nhà vườn khốn khổ

Ông Bùi Văn Xây, chủ một vườn sapôchê rộng hơn 4ha tại ấp Tây, xã Kim Sơn cho biết, chưa năm nào vườn cây của gia đình ông bị loại rệp này gây hại nhiều như vậy. Rệp bám đầy trên các quả non và đọt ngọn, nhìn trắng xoá như quấn bông gòn. Ông Xây cho hay từ đầu năm đến nay rệp bắt đầu xuất hiện và phá hoại. Khi cây chưa có trái chúng ẩn nấp dưới các kẽ lá, đọt non. Nhà vườn đã phun các loại thuốc thông thường như những năm trước vẫn sử dụng để diệt rệp, diệt rầy vẫn không mấy hiệu quả.

“Không chỉ vườn nhà tôi, nhiều vườn khác ở trong ấp, rệp đều bám đầy. Từ đầu năm đến nay tôi thất thu 50-70 triệu đồng vì rệp phá hoại. Các anh bên Trung tâm Khuyến nông về khảo sát cũng có hướng dẫn pha thêm xà bông, nước rửa chén vào để phun diệt nhưng cứ vài ngày lại phun mà không thấy bớt. Sử dụng thêm một số loại thuốc sinh học cũng không nhằm nhò gì” - ông Xây nói.

Dẫn chúng tôi ra vườn, ông Nguyễn Văn Hai (ấp Hội, xã Kim Sơn) cho hay, loại rệp này phát triển rất nhanh. Kể từ khi trong vườn xuất hiện dăm ba trái bị hại, trong vòng 2 tuần sau gần như đã lây sang khắp vườn, bất kể có nhặt trái vứt đi hay dùng thuốc diệt rệp phun liên tục. Theo quan sát của ông Hai, vòng đời của loại rệp sáp phấn khoảng 20 ngày. Khi xuất hiện, chúng bám vào ngọn và cuống quả tạo nên lớp lông màu trắng như bông gòn. Nếu dùng vòi nước mạnh, xịt khắp lên các ngọn cây và trái bị hại rồi phun thuốc thì chỉ đỡ được khoảng 1 tuần, sau đó chúng lại xuất hiện trở lại.

Theo ước tính của nông dân Phan Thị Nụ ở ấp Đông, xã Phú Phong, hiện nay đầu tư 1ha sapôchê, nếu tận dụng công lao động gia đình thì hết khoảng 13-15 triệu đồng. Nếu vườn rộng, phải mướn người phun thuốc, tỉa trái non, lau bóng trái khi thu hoạch thì chi phí khoảng 4-5 triệu nữa. Với giá bán trung bình khoảng 7.000- 8.000 đồng/kg thì mỗi ha có thể thu về khoảng 25-27 triệu đồng. Nếu vườn cây bị rệp phá hoại thì chắc chắn là lỗ vốn vì sản lượng thu về chỉ được khoảng 30%, trái bị sạm đen, biến dạng thì không thể bán được, những trái bị nhẹ thì thương lái cũng chỉ mua xô với giá 1.500-2.000 đồng/kg.

Vô phương cứu chữa

Trao đổi với NNVN, ông Trương Văn Cho, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang) cho hay, năm nay do thời tiết không ổn định, nắng, mưa thất thường nên rệp sáp phấn có điều kiện bùng phát mạnh và kéo dài. Thời gian qua, Sở NN- PTNT đã thường xuyên chỉ đạo Chi cục BVTV phối hợp với các đơn vị chức năng cũng như DN cung cấp thuốc BVTV tổ chức nhiều cuộc hội thảo, hướng dẫn sử dụng các loại thuốc điều trị, khuyến cáo nông dân phun xịt đồng loạt, vệ sinh vườn thường xuyên.

Tuy nhiên, việc trị dứt điểm loài rệp sáp phấn rất khó khăn do đây là loại sâu đa thực, ngoài sapôchê chúng còn gây hại trên rất nhiều cây trồng khác như ổi, mãng cầu, táo, nhãn... “Nếu bà con không tuân thủ đúng khuyến cáo, chính quyền cơ sở chưa vận động được nhân dân phun thuốc đồng loạt cả những vườn rệp chưa xuất hiện thì rất khó khống chế được chúng” - ông Cho nói.

Hiện toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 350ha sapôchê, 80% được trồng tập trung tại các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành. Thống kê của Phòng NN- PTNT huyện cho thấy diện tích bị rệp phá hoại khoảng từ 220-300 ha, các xã Phú Phong, Kim Sơn bị thiệt hại nặng nhất với hơn 100ha.

Để phòng trị hiệu quả loại rệp này, Phòng NN- PTNT huyện Châu Thành đã đề nghị Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Chi cục BVTV tỉnh Tiền Giang hỗ trợ về kỹ thuật, đồng thời nghiên cứu, đưa ra quy trình phòng trừ rệp sáp phấn.Ông Nguyễn Ngọc Hoằng, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Châu Thành thì cho rằng ở cấp huyện và cấp xã, các tổ chức Khuyến nông, Hội Nông dân, Hội Làm vườn cũng đã tích cực hướng dẫn tập huấn cho người dân cách phòng trừ rệp sáp phấn. Nhưng chủ yếu vẫn khuyến cáo bà con những cách làm truyền thống để phòng ngừa rệp hại như kỹ thuật tỉa cây, tỉa cành làm thông thoáng vườn, kết hợp phun xịt các loại thuốc trừ rệp (cả những loại thuốc trước nay vẫn dùng và những thuốc BVTV mới được sản xuất).

Tuy nhiên, theo ghi nhận của NNVN, việc trừ rệp sáp phấn hại sapôchê ở nhiều vườn cây ở các địa phương nói trên không mấy hiệu quả. Một số vườn ở ấp Đông (xã Phú Phong), ấp Tây (xã Kim Sơn) do rệp phá hoại quá nhiều, một số hộ dân đã chặt bỏ những cây trồng bị nhiễm nặng, thậm chí có hộ đã phải đốn hạ cả khoảnh vườn đang cho thu hoạch. Những người dân ở ấp Đông, ấp Phú Ninh (xã Phú Phong) cũng cho hay, họ đã sử dụng tất cả các loại thuốc trừ rệp theo khuyến cáo.

Có những gia đình do xót cây, xót của đã đầu tư 3-4 triệu đồng mua thuốc về phun xịt, 2-3 ngày/đợt nhưng sâu hại cũng không mấy thuyên giảm. Thậm chí có những vườn càng phun thuốc rệp càng phát triển mạnh hơn.

“CẮT CHÂN” RỆP BẰNG CÁCH DIỆT KIẾN

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu khoa học nông vận, để hạn chế rệp sáp phấn lây lan từ cây này sang cây khác thì kết hợp với việc diệt rệp, bà con nông dân cần phun thuốc diệt kiến ở các khu vực thân, cành và xung quanh gốc cây. Vì kiến là loại sống cộng sinh với rệp sáp. Chúng chuyên tha rệp đến những nơi có nhiều thức ăn mới.

Khi mới nở rệp non có chân để phân tán ra xung quanh, sau đó chân bị thoái hóa dần và chúng bám dính ở một chỗ để chích hút nhựa của cây cho đến khi trưởng thành. Trong quá trình gây hại, rệp sáp phấn ra dịch ngọt. Dịch này cũng chính là môi trường thu hút các loại nấm phát triển, đặc biệt là nấm bồ hóng làm lá cây và trái cây bị các đốm đen sần sùi, biến dạng.


Related news

Rơm Rạ Được Mùa, Trúng Giá Rơm Rạ Được Mùa, Trúng Giá

Trong khi nhiều nông dân ở các địa phương khác phải đốt rơm rạ ngay tại ruộng sau khi thu hoạch xong lúa để chuẩn bị dọn đồng, làm đất xuống giống cho vụ mùa tới thì tại các xã Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ (Trà Ôn - Vĩnh Long), nhiều nông dân phấn khởi vì rơm rạ ngoài đồng được thương lái đến thu mua với giá khá cao, từ 1 triệu đồng/ha trở lên.

Friday. February 13th, 2015
Xung Quanh Thông Tin Về Rau An Toàn Ba Chữ Đừng Để Người Nông Dân Chịu Thiệt Xung Quanh Thông Tin Về Rau An Toàn Ba Chữ Đừng Để Người Nông Dân Chịu Thiệt

Những ngày qua, sau khi có thông tin về Công ty TNHH Sản xuất Chế biến rau an toàn (RAT) Ba Chữ (gọi tắt là Công ty Ba Chữ), xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội lấy rau không rõ nguồn gốc bán cho các siêu thị, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, làm rõ sự việc.

Friday. February 13th, 2015
Một Nông Dân Chế Tạo Máy Xịt Thuốc Một Nông Dân Chế Tạo Máy Xịt Thuốc

Ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đưa chúng tôi đến ấp Phước Giang thăm gia đình ông Nguyễn Huỳnh Hắng (sinh năm 1963), một nông dân đã sáng chế và đang vận hành thử nghiệm máy xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên ruộng lúa.

Friday. February 13th, 2015
Nông Dân Tích Cực Chăm Sóc Dưa Hấu Tết Nông Dân Tích Cực Chăm Sóc Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Qua khảo sát, trong vụ dưa hấu tết năm nay đa phần nông dân đều lựa chọn trồng giống dưa chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp và được thị trường ưa chuộng.

Friday. February 13th, 2015
Làm Trang Trại Xanh Làm Trang Trại Xanh

Ông Phan Văn Minh, chủ trang trại trồng các loại đặc sản quýt đường, cam xoàn, sầu riêng, măng cụt tại ấp 4, xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) là một nông dân có nhiều ý tưởng mới vì không ngại thử nghiệm những mô hình mới và là người đam mê sáng chế, tự cải tiến, chế tạo nhiều máy móc, dụng cụ trong nông nghiệp.

Friday. February 13th, 2015