Chuyện Người Làng Cá Nuôi Gà Hồ

Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự (xóm Táo, Mão Điền, Thuận Thành - Bắc Ninh) lại có đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được chăm lo bảo tồn. Nhiều năm nay, ông Tự đã trở thành nhà cung cấp gà giống có uy tín trong vùng.
Năm 1988 làng Hồ có tổ chức trưng bày giống gà đẹp, ông Tự đến tham quan. Giống gà chân cao, mã đẹp, trọng lượng con trống tới gần 6 kg, con mái gần 5 kg. Kết thúc hội ông Tự tìm đến chủ hai gà được giải nhất nhì, đắt mấy cũng mua.
Ông Tự đầu tư xây tường bao ngăn nhiều khu chăn thả khác nhau như khu mái đẻ, khu gột gà mới nở, khu nuôi gà hậu bị, khu nuôi vỗ gà giống. Việc chia ngăn để có hình thức chăm sóc riêng và hạn chế lây bệnh trong đàn. Gà nở một tuần đều được tiêm phòng dịch. Trong quá trình chăn thả phải đảm bảo chuồng trại vệ sinh tốt, giữ được điều kiện đông ấm hè mát. Mỗi khi trở trời lại phải cho gà ăn kèm thuốc phòng bệnh. Do vậy đàn gà nhà ông Tự chưa bị dịch bệnh bao giờ.
Người nuôi gà trong vùng đến hỏi mua giống ngày càng đông. Ông Tự chọn lọc cẩn thận cả cặp trống mái. Có trường hợp, ông Tự cho mượn hẳn cặp trống mái. Những con không đủ tiêu chuẩn làm giống thì bán thương phẩm. Giống tốt nên gà thương phẩm lớn nhanh, giai đoạn con mái dưới 3 kg, con trống dưới 4 kg chỉ nuôi khoảng 6 tháng là được xuất.
Ông Tự có hẳn một khu nuôi gà trống chọn từ gà thương phẩm khoảng tháng 6, tháng 7, nuôi thêm tới tết Nguyên đán và hội làng tháng hai mới xuất. Thời điểm này nhiều làng vào đám. Người ta mua gà làm lễ đều muốn mã đẹp, nặng cân. Đặc biệt làng Hồ và làng Bưởi Cuốc có tục thi gà nên ông Tự còn "xuất ngược" gà lễ về làng Hồ dự thi ở đình. Gà ông Tự nuôi đạt ngót 6 kg không thua kém gà do người làng Hồ nuôi.
Ở làng Bưởi Cuốc có tục thi gà lượt đã luộc chín cũng yêu cầu dáng đẹp và nặng cân, trước đây người làng tự nuôi được gà thi nhưng gần đây giống gà thất truyền nên nhiều người biết tiếng mua gà lễ của ông Tự hoặc mua gà của những nhà có giống do ông Tự cung cấp từ trước. Giá gà lễ cao gấp 3 lần giá gà thương phẩm nhưng theo ông Tự thì vẫn không lãi bằng nuôi gà thương phẩm vì gà lễ ăn tốn mà lớn chậm. Tuy không lãi nhưng ông Tự vẫn nuôi nhiều vì có nhu cầu cao và có tiền cỗ đống, coi như gửi góp một chỗ.
Nuôi gà Hồ cũng là một thú chơi nên đòi hỏi không ít công phu. Ông Nguyễn Thế Tự là người làng cá nhưng thực tế đang góp phần giữ được gen gà Hồ và quảng bá được giống quý cho cả vùng, thật là một việc làm hữu ích đáng khen ngợi.
Related news

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ngoài hơn 50ha quýt đường của gần 100 hộ dân được trồng xen với cây lá dừa nước của hợp tác xã Thuận Phú (ấp Long Trị, xã Bình Phú, Càng Long) đã “ăn nên làm ra” (bình quân 01ha, nhà vườn thu nhập từ 100-120 triệu đồng/năm) thì địa bàn huyện Càng Long còn khoảng 200ha vườn cây có múi được trồng rải rác (chanh, bưởi, quýt, cam...các loại) ở các xã trong huyện. Đặc biệt, do những năm qua, một số trái cây: Xoài, dừa, chanh… giá không ổn định, nhà vườn Càng Long có hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bưởi da xanh được chọn làm cây trồng chủ lực. Từ đó, bưởi da xanh “đứng đầu bảng” về giá (đối với cây có múi), nhưng năm nay, dịch bệnh đã tấn công mạnh, làm cho nhiều nhà vườn lúng túng, không chống chọi nổi, đang rất cần nhà khoa học vào cuộc.

Mới đây, tại TP Long Xuyên, tỉnh An Giang diễn ra Hội nghị thành lập Hiệp hội Cá tra Việt Nam nhiệm kỳ I (2013 - 2015). Hiệp hội ra đời vào thời điểm ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Song, từ người nuôi đến doanh nghiệp (DN), các nhà quản lý đều mong mỏi Hiệp hội sẽ là cầu nối vững chắc để sắp xếp, ổn định lại trật tự và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành hàng mang tính chiến lược quốc gia.

Phong trào nuôi nhím cách đây vài năm, nhiều gia đình tại Bắc Ninh đã bỏ ra khoản đầu tư lớn để nuôi loài động vật hoang dã này. Để rồi có những hộ chưa kịp “giàu” vì nhím đã lao đao khi giá bán nhím rớt thê thảm, hàng loạt hộ đành ngậm ngùi bán tháo để chuyển sang ngành nghề khác.

Sinh năm 1976 tại thôn Đồng Ý, xã Việt Dân (Đông Triều - Quảng Ninh), anh Nguyễn Văn Hào là người có tham vọng vươn lên làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình. Năm 2007 anh xin chuyển đổi diện tích 10.000 m2 đất canh tác nông nghiệp của gia đình sang trồng các loại cây có giá trị cao phù hợp với chất đất và khí hậu. Anh Hào tâm sự: Đất ở đây chủ yếu là đất pha cát, nếu trồng lúa năng suất rất thấp nên không hiệu quả.

Tổng cục Thủy sản cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, việc khảo nghiệm sản xuất tôm bố mẹ là chủ trương được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND tỉnh khuyến khích. Nếu Việt - Úc thành công thì đây là niềm vui và vinh dự cho ngành sản xuất tôm giống Bình Thuận...