Chuỗi Sản Xuất Rau An Toàn Lên Sàn Để Tăng Giá Trị
Bắt đầu vận hành từ năm 2010, đến nay Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã thu hút được 625 Hợp tác xã (HTX) trên 11 tỉnh, thành tham gia với 1.441 điểm phân phối. Cùng với những thành công ban đầu, mô hình này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc phát triển bền vững và tăng thu nhập cho nông dân.
Ông Nguyễn Thành Lưu – Tổng Giám đốc Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội cho biết: Hiện nay đa số các cơ sở sản xuất cây trồng an toàn, đặc biệt là rau an toàn (RAT) ở khu vực phía Bắc đều ở quy mô nhỏ lẻ, năng lực quản trị sản xuất, kinh doanh và tiếp cận thị trường yếu nên rất khó kết nối vào các chuỗi giá trị lớn, ổn định và có giá trị gia tăng cao.
Bên cạnh đó, chuỗi giá trị RAT hiện đang tồn tại quá nhiều khâu trung gian, cả ở đầu vào và đầu ra dẫn đến hậu quả là các cơ sở sản xuất phải mua vật tư đầu vào như: giống cây con, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…với giá cao và bán sản phẩm đầu ra giá thấp. Trong khi đó giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng lại rất cao, không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, làm mất lòng tin dẫn đến giảm giá trị sản phẩm.
Từ những bất cập này, năm 2010, Công ty Cổ phần Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống sàn giao dịch vật tư đầu vào (IMX) và Sàn Giao dịch Sản phẩm Đầu ra (OPX) dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo ông Lưu, trên nền tảng công nghệ này, việc mua vật tư nông nghiệp đầu vào sẽ giúp các cơ sở sản xuất RAT mua được vật tư tốt từ các nhà cung cấp uy tín (vì chỉ có các nhà cung cấp “đạt chuẩn” mới được tham gia giao dịch) với giá bán thấp hơn nhờ kết nối trực tiếp, bỏ qua các khâu trung gian không cần thiết.
“Không những vậy, tham gia giao dịch trên sàn còn giúp cho cơ sở sản xuất RAT chủ động được đầu ra, xây dựng được thương hiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, thúc đẩy bán hàng với giá tốt hơn, đồng thời được hỗ trợ tiếp nhận thông tin thị trường để điều chỉnh sản xuất phù hợp”, ông Lưu cho hay.
Tuy nhiên, ông Lưu cũng nhìn nhận, thực tế hoạt động của Sàn Giao dịch cũng đang đặt ra những thách thức lớn, cản trở việc mở rộng hoạt động và phục vụ cho các cơ sở sản xuất RAT trên cả nước. Theo đó, năng lực và nguồn lực của các cơ sở còn quá yếu và phần lớn chưa hiểu được cách thức giao dịch được chuẩn hóa, công tác lập kế hoạch và tổ chức sản xuất cũng rất lạc hậu nên thường gặp trục trặc trong quá trình giao dịch.
Bên cạnh đó, nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch của Sàn hiện chưa thể đáp ứng được yêu cầu tăng số lượng cơ sở sản xuất phục vụ giao dịch cũng như mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ ra tất cả các tỉnh trên cả nước; hệ thống quản trị giao dịch hiện tại chưa phủ rộng đến hộ nông dân – chủ thể sản xuất và người tiêu dùng – chủ thể tiêu dùng cuối cùng. Chính vì vậy, chưa tạo thành một hệ thống quản trị cho phép thúc đẩy sự bền vững của các chủ thể trong chuỗi liên kết từ sản xuất – phân phối – tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Từ thực tế này, ông Lưu cho biết, hiện nay, Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn đang đẩy mạnh xúc tiến làm việc với các Ngân hàng và Quỹ tín dụng để hỗ trợ kết nối các cơ sở sản xuất RAT đủ điều kiện vay vốn sản xuất. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, Sàn sẽ tiếp tục kêu gọi ngành nông nghiệp và các tổ chức hỗ trợ phát triển nông nghiệp có liên quan quan tâm thúc đẩy tăng cường năng lực cho các cơ sở sản xuất để họ có thể tham gia giao dịch hiệu quả trên Sàn.
“Để tăng cơ hội tham gia cho các cơ sở sản xuất RAT, trong vòng 1 – 2 năm đầu tiên tham gia, Sàn sẽ hỗ trợ phí giao dịch cho các cơ sở sản xuất để họ có điều kiện tham gia. Sau thời gian đó, khi sản lượng giao dịch đã tăng thì họ sẽ hoàn toàn có khả năng tự thanh toán phí giao dịch cho sàn với khoảng 1,5% doanh số giao dịch.”, ông Lưu cho hay.
Hệ thống quản trị chuỗi liên kết sản xuất – phân phối – tiêu thụ của Sàn Giao dịch Rau quả và Thực phẩm An toàn Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020 hiện đang được xây dựng với những nhân tố chính là: Các hộ nông dân, các nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, sàn giao dịch sản phẩm đầu ra, người tiêu dùng…Hệ thống này vừa cho phép truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng và hiệu quả mà còn giúp tạo dựng thương hiệu cho cơ sở sản xuất.
Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/chuoi-san-xuat-rau-an-toan-len-san-de-tang-gia-tri.html
Related news
Đây là một hoạt động thường xuyên của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng khả năng tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên.
Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.
Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.
Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…