Chuối được tiêu thụ mạnh trở lại

Mặc dù được thị trường tiêu thụ khá mạnh, nhưng hiện giá chuối vẫn ở mức thấp, bình quân 5.000 đồng/kg, chưa bằng ½ so với giá chuối vào dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi.
Theo chính quyền các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ, trên địa bàn các xã này trồng khoảng 600ha chuối và sản xuất manh mún ở các sườn đồi, bờ rẫy.
Trong thời gian qua, do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài đã khiến một số diện tích chuối bị chết hoặc cây chuối phát triển chậm, năng suất giảm mạnh. Nếu thị trường chuối tiêu thụ mạnh như hiện nay, khả năng chỉ khoảng hơn một tháng nữa thì trên địa bàn huyện Tuy An sẽ không còn chuối để bán.
Related news

Ông Trịnh Thanh Chiều, một hộ dân trồng mía tại ấp 8, xã Trí Lực (huyện Thới Bình) cho biết: Giá mía đã tăng lên 100đ/kg so với mấy ngày trước, hiện cân tại vườn với giá 620đ/kg, người dân bớt lo lắng.

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.