Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng

Chưa Có Lối Ra Bền Vững Cho Cây Dong Riềng
Publish date: Monday. October 6th, 2014

Cây dong riềng gắn bó với người dân Bắc Kạn từ lâu đời nhưng mới chỉ trở thành cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo từ năm 2011.

Cuối tháng 9, giá bột dong riềng tại Bắc Kạn đã tăng thêm khoảng 6.000 đ/kg, giá củ dong tươi tại các vườn cũng đang nhích lên từng ngày, các thương lái đặt mua với giá 1.600 đ/kg, nhiều nông dân cảm thấy tiếc vì năm nay không trồng...

Cây dong riềng gắn bó với người dân Bắc Kạn từ lâu đời. Nhưng, mới chỉ trở thành cây mũi nhọn xóa đói giảm nghèo từ năm 2011, khi chính quyền nơi đây có lộ trình cho nông dân mở rộng diện tích. Từ kết quả mấy năm đầu có chính sách khuyến khích, nông dân Bắc Kạn thấy có lãi cao, đã mở rộng diện tích từ khoảng 500 ha, lên 3.000 ha vào năm 2013.

Khi diện tích dong riềng tại Bắc Kạn nhanh chóng mở rộng, rồi khắp các huyện đều có nhà máy, cơ sở chế biến củ dong riềng, dẫn đến tình trạng giá cả lúc cao, lúc thấp, lắm lúc lại không có ai mua. Để bảo vệ quyền lợi nông dân, chính quyền Bắc Kạn đã ban hành chính sách "buộc" phải có cam kết giữ từng cơ sở chế biến với người trồng dong riềng.

Theo cam kết, giá mua củ dong riềng năm 2013 đối với nông dân không dưới 1.300 đ/kg. Tuy nhiên lúc chính vụ, nhiều cơ sở chế biến vin đủ lý do để không mua, dẫn tới có lúc giá giảm xuống 300đ/kg vẫn không có người mua.

Vì xác định dong riềng là cây xóa nghèo, nên những hộ đăng ký trồng theo chủ trương của tỉnh Bắc Kạn sẽ được hỗ trợ tiền mua giống, còn hộ nghèo thì được cấp miễn phí giống.

Còn số tiền mua phân bón, công làm đất và chăm sóc, phun thuốc trừ sâu... là những khoản lớn, các hộ trồng dong riềng phải tự vay mượn đầu tư. Chính vì vậy, khi củ dong riềng mất giá, nhiều hộ  ở các huyện Bạch Thông, Ba Bể, Na Rì đã bỏ không thu hoạch hàng chuc hecta dong riềng, vì bán không đủ tiền trả công.

Ông Mã Văn Kiểm, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) cho biết, gia đình ông thuộc diện hộ nghèo nên được miễn tiền mua mầm giống. Nhưng, năm ngoái khi trồng xong 2 ha dong riềng, ông đã phải vay ngân hàng 4 triệu đồng để mua phân bón, thuê nhân công làm đất. Khi thu hoạch, củ dong ế ẩm, không có người thu mua, nên ông phải ôm thêm món nợ ngân hàng, không biết đến khi nào mới có tiền trả.

"Chỉ vì năm 2013 mất giá, nên sang vụ dong riềng năm 2014, chúng tôi có vận động thế nào người dân cũng không hưởng ứng, họ chuyển sang trồng các loại cây lương thực khác nên giá lại tăng...", ông Sầm Văn Kinh, chủ tịch xã Mỹ Phương phân trần.

Theo bà Đặng Thị Anh Thơ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ba Bể: Năm 2013, huyện Ba Bể trồng được 770 ha, năng suất đạt 65 tấn/ha. Chính vì giá cả năm ngoái xuống quá thấp khi vào vụ thu hoạch rộ, nên bà con chán nản không phát triển tiếp. Năm nay cả huyện chỉ trồng được 176 ha, thì dong riềng lại được giá, nhiều hộ tiếc rẻ.

Có một thực tế ở Bắc Kạn là, hầu hết những hộ nghèo, cận nghèo đều muốn vươn lên thoát nghèo bằng cây dong riềng. Song, do các địa phương không kiểm soát được quy hoạch, để bà con phát triển ồ ạt, diện tích tăng qúa nhanh vào năm 2013,  trong khi đó các cơ sở chế biến tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu bao tiêu sản phẩm, nên giá cả xuống thấp, nhiều hộ trồng dong riềng thua lỗ.

“Nếu như giá dong riềng cứ ổn định từ 1.200 - 1.500 đ/kg như mọi năm, trồng dong riềng có lãi trên 60 triệu đ/ha, thì đúng là cây xóa đói giảm nghèo”, ông Đặng Văn Sơn - Phó giám đốc sở NN&PTNT Bắc Kạn khẳng định.

Theo số liệu của các cơ quan chức năng, Bắc Kạn có trên 150 cơ sở chế biến củ dong, đủ năng lực bao tiêu cho 1.700 ha dong riềng lúc chính vụ. Thế nhưng, năm 2014 cả tỉnh Bắc Kạn mới trồng được khoảng 800 ha, bằng 1/2 so với năm 2013. Vì vậy giá củ dong riềng và bột dong tăng là điều dễ hiểu.


Related news

Giống Ngô GS8 Lãi Gần 30 Triệu/ha Giống Ngô GS8 Lãi Gần 30 Triệu/ha

Vụ xuân 2012, Cty CP Đại Thành (Bắc Ninh) trồng khảo nghiệm giống ngô GS8 tại một số địa phương thuộc tỉnh Nghệ An. Kết quả cho thấy ngô GS8 năng suất, chất lượng cao hơn so với các giống ngô khác.

Monday. April 23rd, 2012
Cả Làng Làm Trang Trại Cả Làng Làm Trang Trại

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) phấn đấu đến hết năm 2011, Bình Dương, một trong sáu xã được chọn thí điểm, sẽ đạt các tiêu chí công nhận nông thôn mới. Trong thành công chung này, Hội Làm vườn (HLV) đã có những đóng góp quan trọng

Monday. August 15th, 2011
Người Phụ Nữ Mông Vươn Lên Làm Giàu Người Phụ Nữ Mông Vươn Lên Làm Giàu

Nhắc đến chị Vàng Thị Cở có lẽ không ai ở xã Bản Phố không biết đến. Cách đây hơn chục năm về trước, người nghèo nhất bản là chị, và nay người ta biết đến chị với tinh thần vượt khó, chiến đấu với cái nghèo để giành lấy cuộc sống ấm no cho gia đình mình bằng bàn tay, khối óc và sự chân chính của một người nông dân tiêu biểu

Saturday. December 3rd, 2011
Trồng Lan Ý Trồng Lan Ý

Lan ý dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, ít bị sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch, đầu tư thấp, giá bán bình dân, dễ tiêu thụ.

Wednesday. April 25th, 2012
Nuôi Cá Tra Cần Tính Toán Kỹ Nuôi Cá Tra Cần Tính Toán Kỹ

Mặc dù Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã đưa ra mức giá sàn đối với cá tra nguyên liệu là 26.000 đồng/kg (loại cá 800g/con) và 24.000 đồng/kg (đối với cá quá lứa) nhưng các doanh nghiệp (DN) chỉ thu mua cầm chừng với giá thấp, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn

Wednesday. August 17th, 2011