Home / Cây ăn trái / Xoài

Chú Ý Phòng Trị Bệnh Thán Thư Hại Xoài

Chú Ý Phòng Trị Bệnh Thán Thư Hại Xoài
Publish date: Tuesday. May 15th, 2012

Bệnh thán thư thường gây hại trên nhiều bộ phận: lá, ngọn, bông và trái xoài.

Trên lá: Bệnh chủ yếu xuất hiện trên lá non, ban đầu có những đốm nhỏ như mũi kim màu nâu đến đen có hình dạng không định hình, về sau vết bệnh phát triển thành từng đốm tròn hoặc có góc cạnh, màu nâu đỏ, đường kính khoảng 3-5 mm, ở giữa vết bệnh lớp tế bào bị khô và rách thành lỗ thủng. Trên một lá có nhiều đốm bệnh và các đốm này nối liền nhau thành vết bệnh lớn, màu nâu, xung quanh viền nâu sậm. Lá non không phát triển đôi khi biến dạng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

Trên ngọn: Vết bệnh nhỏ màu nâu xám sau phát triển bao quanh ngọn và lan dần xuống dưới làm đọt chết khô, lá rụng.

Trên bông: Bệnh phát triển trên cả chùm bông làm bông bị khô đen và rụng. Khi xoài ra bông gặp những ngày trời âm u, có nhiều sương, bệnh gây rụng bông hàng loạt, bị thiệt hại nặng sẽ không thu hoạch được.

Trên trái: Bệnh nhiễm từ lúc trái còn non đến thu hoạch, vết bệnh lúc đầu trên trái là những đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, nhiều đốm kết hợp với nhau tạo thành những đốm lớn lõm vào phần thịt trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối, dính theo vỏ trái khi lột.

Bệnh thán thư phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Những vườn xoài rậm rạp, không thông thoáng thường bị bệnh nặng.

Biện pháp phòng trừ:

- Tỉa bỏ cành lá rậm rạp cho vườn xoài thông thoáng.Thu gom tiêu hủy các cành lá bị bệnh.

- Trong mùa mưa cần phun thuốc ngừa định kỳ. Phòng trừ bệnh thán thư nên phun thuốc khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện, khi xoài mới nhú bông, nếu bệnh phát triển mạnh cần phun nhiều lần mỗi lần cách 7-15 ngày để ngăn chặn sự phát triển và lây lan bệnh. Phòng bệnh trên trái nên phun thuốc ở giai đoạn trái già.

- Sử dụng các loại thuốc có hiệu quả cao đối với bệnh thán thư hại xoài: Cercosin 5SC (6-10 ml/bình 8 lít nước); Topsin M 70WP (4-8 g/bình 8 lít nước); Bavistin 50FL, Carbenda 50SC (10ml/bình 8 lít nước); Polyram 80DF (30g/bình 8 lít nước); Dithane Xanh M-4580WP, Manozeb 80WP (30g/bình 8 lít nước), Bemyl 50WP (20g/bình 8 lít nước); Cozol 250EC (5ml/bình 8 lít nước).

Related news

Nhân Giống Xoài Nhân Giống Xoài

Tại sao có những cây xoài mọc từ hạt mà không hề thoái hoá? Khi ghép xoài nên dùng cây gì làm cây gốc ghép thì tốt? Có phải dùng muỗm, quéo làm cây gốc ghép thì mắt xoài không tiếp hợp không? Ghép cách nào bảo đảm tỷ lệ cây sống cao?

Tuesday. December 20th, 2011
Biện Pháp Cải Tạo Vườn Xoài Năng Suất Thấp Ở Miền Trung Biện Pháp Cải Tạo Vườn Xoài Năng Suất Thấp Ở Miền Trung

Tình trạng xoài trồng đã quá chu kỳ sinh trưởng nhưng không cho quả, hoặc cho năng suất thấp đang trở thành vấn đề thời sự ở nhiều địa phương miền Trung hiện nay.

Tuesday. December 20th, 2011
Phòng Trừ Sâu Đục Trái Xoài (Deanolis Albizonalis) Phòng Trừ Sâu Đục Trái Xoài (Deanolis Albizonalis)

Xoài là loại cây ăn trái ngon được nhiều người ưa thích và có giá trị kinh tế cao. Hiện nay diện tích trồng xoài đang ngày càng được mở rộng, song sâu bệnh trên xoài đang là mối quan tâm của nhà vườn, trong đó sâu đục trái là một trong những đối tượng gây hại quan trọng nhất ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và phẩm chất trái xoài

Thursday. March 22nd, 2012
Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xoài Quy Trình Công Nghệ Chế Biến Xoài

Nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu bảo quản - chế biến rau quả và khoa Công nghệ thực phẩm (ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh) vừa xây dựng thành công quy trình chế biến các sản phẩm từ xoài. Công nghệ này đã được tặng Huy chương vàng tại Techmart Vietnam 2003.

Tuesday. December 20th, 2011
Phòng Trừ Xén Tóc Đục Thân Xoài Phòng Trừ Xén Tóc Đục Thân Xoài

Mặc dù xoài là loại cây dễ canh tác, ít kén đất nhưng có rất nhiều sâu bệnh tấn công, trong đó đáng chú ý nhất là xén tóc đục thân có thể làm chết cả cây.

Tuesday. March 20th, 2012