Chủ động các biện pháp bảo vệ lúa đông xuân 2015 - 2016
Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2015 - 2016 toàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 205 ngàn ha.
Hiện số diện tích đã xuống giống là hơn 73 ngàn ha (sớm hơn khoảng 2 tuần so với vụ trước), tập trung ở các huyện: Tháp Mười, Cao Lãnh, Tân Hồng...
Năm nay, tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp nên vụ đông xuân được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn.
Để hạn chế sự ảnh hưởng của rầy di trú, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân nên xuống giống theo lịch thời vụ, chia làm 3 đợt: đợt 1 từ ngày 5 - 12/10; đợt 2 từ ngày 2 - 10/11; đợt 3 từ ngày 5 - 15/12.
Nông dân cần phải xuống giống tuân thủ theo nguyên tắc là gieo sạ tập trung, đồng loạt trên từng khu vực, từng cánh đồng, không để xảy ra hiện tượng nhiều trà lúa xuất hiện trên cùng một cánh đồng; xây dựng cơ cấu giống lúa theo đúng yêu cầu cân đối, an toàn dịch bệnh, phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, nông dân nên sử dụng các giống lúa chủ lực có khả năng kháng dịch bệnh mang lại năng suất, chất lượng tốt như: jasmine, VD20, Nàng hoa 9, OM 4900, OM 6976, OM 7347; nên chọn các loại giống đạt tỷ lệ nảy mầm trên 80%.
Ngoài ra, vụ đông xuân năm nay, do nước lũ thấp hơn so với mọi năm nên bên cạnh việc chuẩn bị tốt lịch thời vụ, nguồn giống đảm bảo, nông dân phải chú ý việc kéo dài thời gian giữa cải tạo đất và gieo sạ (khoảng 20 ngày) để phân hủy rơm rạ, tránh cho lúa bị ngộ độc hữu cơ; phải cày vùi thật kỹ để loại bỏ lúa chét, gốc rạ và ngăn ngừa ốc bươu vàng, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá; vụ lúa này diễn biến thời tiết khá phức tạp nên nông dân cần chú ý bón kali để giúp lúa chống chịu tốt.
Đối với các diện tích chưa xuống giống, nếu không đảm bảo được thời gian cách ly đầu vụ, nông dân cần sử dụng nấm Trichoderma để hoai mục rơm rạ; sử dụng vôi vệ sinh đất trước khi gieo sạ.
Song song đó, trước khi gieo sạ, nông dân nên thử tỷ lệ nảy mầm của giống lúa nhằm có sự lựa chọn tốt nhất; sạ với mật độ vừa phải khoảng 100 - 120 kg/ha.
Mặt khác, vì đầu vụ thường xảy ra tình trạng mưa nhiều nên khi xuống giống nông dân phải chú ý đánh rãnh giữa các luống thật kỹ, giúp mặt ruộng thoát nước tốt, tránh thất thu năng suất lúa sạ.
Theo ông Trần Thanh Tâm - Trưởng phòng Bảo vệ thực vật Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp: “Nông dân phải chú ý gieo sạ lúa theo đúng lịch thời vụ để né rầy di trú, xây dựng các giống lúa chủ lực cho từng vùng.
Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh, nông dân cần tập trung chăm sóc, bón phân cân đối cho cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 6 giảm”; nông dân cần theo dõi, nắm rõ diễn biến thời tiết và thường xuyên thăm đồng để chủ động phòng, chống các loại dịch hại.
Ngành nông nghiệp các huyện, thị nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, tập trung chủ động nước; hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc
Bảo vệ thực vật phù hợp, hạn chế sử dụng thuốc đến mức cần thiết; khuyến cáo nông dân nên xuống giống dứt điểm trước ngày 31/12...”.
Related news

Tốt nghiệp ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, được nhận học bổng và học thạc sĩ tại ĐH Southern Taiwan (Đài Loan), nhưng chàng trai 8X Nguyễn Hoàng Hà đã từ bỏ nhiều cơ hội làm việc ở thành phố để về quê… nuôi lợn.

Phú Yên là tỉnh có tiềm năng NTTS rất lớn, nhất là nuôi tôm sú, tôm hùm... Tuy nhiên, khi dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại lớn, thú y thủy sản vào cuộc thì "việc đã rồi". Do trình độ chuyên môn hạn chế nên công tác phòng chống dịch bệnh như "ném đá ao bèo".

Như NNVN từng phản ánh, đợt rét đậm rét hại kèm sương muối năm 2010 đã hạ gục trên 1.000 ha cao su mới trồng tại Hà Giang. Sau cú sốc lớn, tỉnh Hà Giang thận trọng không mở rộng mà chỉ quyết tâm khôi phục diện tích cao su bị chết, nhưng sự đương đầu này quá mạo hiểm.

Còn hơn một tháng nữa là đến mùa trồng sắn, người dân không thể hiểu nổi giá sắn năm nay lại rớt thảm hại như vậy. Những tỉnh trồng nhiều sắn như Lào Cai, Yên Bái hiện còn cả chục ngàn ha sắn, nhổ cũng chết mà không nhổ cũng chết.