Home / Hải sản / Tôm càng xanh

Chọn Giống Và Thả Giống Tôm Càng Xanh Nuôi Luân Canh

Chọn Giống Và Thả Giống Tôm Càng Xanh Nuôi Luân Canh
Publish date: Tuesday. August 27th, 2013

Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố ở vùng nước ngọt lẫn nứơc lợ. Chúng phân bố ở hầu hết các thủy vựcnội địa như sông, hồ, kênh, rạch, ao, đầm và vùng cửa sông. Ở nước ta, tôm càng xanh phân bố từ Khánh Hòa trở vào, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù hiện nay tôm càng xanh đã được di giống nuôi ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc.

1.Cách chọn tôm giống

- Chọn con giống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bị nhiễm bệnh. Tôm giống có chiều dài thân từ 10-15mm (Post 15).

- Nên chọn tôm giống có màu cam nhạt hoặc màu xanh trong suốt. Hình thái cấu tạo ngoìa đã hoàn chỉnh như tôm trưởng thành, thân và các phụ bộ bên ngoài không bị tổn thương.

- Tôm giống khỏe thường có biểu hiện hoạt động mạnh, bơi ngược dòng nước, thường bám vào thành bể, háo ăn và bắt giữ thức ăn tốt.

2.Thả giống

- Đối với tôm bột Post 15, nên ương trong ao ương từ 2-3 tuần rồi mới thả ra ruộng nuôi. Nếu không có ao ương riêng có thể ngăn một phần ruộng nuôi bằng lưới để ương hay một phần mương bao nhằm hạn chế hao hụt và tiện chăm sóc.

- Mật độ ương: 300-500 con/m2.

- Mật độ thả nuôi: 5-10con/m2.

- Cách thả tôm vào ruộng: tốt nhất nên thả tôm vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Trước khi thả tôm, cần ngâm bao tôm trong nước ao từ 20-30 phút để cân bằng nhiệt độ bên trong bao và bên ngoìa môi trường nước. Khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài bao tôm tương đối cân bằng thì mở miệng bao cho nước bên ngoài vào trong bao, sau đó hạ từ từ cho tôm bơi ra ngoài.

- Nên thả tôm nhiều nơi trong ruộng, không nên thả tập trung. Thả tôm cách bờ khoảng 2,0m.

Hàng tháng cần cân đo tôm để xác định tốc độ tăng rọng, từ đó kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm hàng ngày có phfu hợp không.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh như thối đuôi, các phụ bộ bị ăn mòn, tôm đóng rong, tôm phát triển chậm,... nhằm cso biện pháp xử lý kịp thời.

Sau 3-4 tháng nuôi, tiến hành thu tỉa tôm cái, tôm lớn vàtôm chậm phát triển. Sau 5-6 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ.

Lưu ý là nước trước khi thu hoạch từ 7-10 ngày, không nên thay nước nhằm hạn chế tômlột xác nhiều để nâng cao chất lượng tôm nuôi.


Related news

Arginine và Lysine tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh Arginine và Lysine tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh

Bài báo cáo này sẽ đề cập hàm lượng 2 loại acid amin thiết yếu là Arginine và Lysine để tối ưu hóa tăng trưởng trên tôm càng xanh.

Tuesday. March 23rd, 2021
Sản xuất tôm nước ngọt - Các câu hỏi thường gặp Sản xuất tôm nước ngọt - Các câu hỏi thường gặp

Bài viết này cung cấp những câu trả lời cho một số câu hỏi thường xuyên liên quan tới việc canh tác tôm càng xanh nước ngọt trong ao.

Monday. May 31st, 2021
Nuôi tôm càng xanh toàn đực theo hướng VIETGAP Nuôi tôm càng xanh toàn đực theo hướng VIETGAP

Nuôi tôm càng xanh toàn đực bằng con giống nhân tạo theo VietGap góp phần thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng gia tăng

Saturday. November 6th, 2021
Virus SHIV gây bệnh đầu trắng trên tôm càng xanh Virus SHIV gây bệnh đầu trắng trên tôm càng xanh

Đây là báo cáo đầu tiên về sự xuất hiện tự nhiên của SHIV trên tôm càng xanh nuôi tại Trung Quốc. Và cảnh báo về rủi ro lây lan dịch bệnh SHIV khi nuôi ghép

Wednesday. November 17th, 2021
Ảnh hưởng của nitrat đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh Ảnh hưởng của nitrat đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh

Nghiên cứu mới đây của nhóm nghiên cứu khoa học người Brazil cho thấy nồng độ nitrat tồn tại trong bể ương ấu trùng tôm càng xanh sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng

Thursday. November 25th, 2021