Chọn Giống Dê Năng Suất Cao

Ngoài một số giống dê nội và nhập ngoại quen thuộc như dê Bách thảo, Boer..., hiện chúng ta còn có một số giống dê nhập ngoại và lai tạo cho năng suất cao. Xin giới thiệu một số loại dê cho năng suất cao và cách chọn lựa loại giống dê này.
Những giống dê năng suất cao
- Dê Barbari: Đây là giống dê sữa của Ấn Độ có tầm vóc tương đối nhỏ, màu lông trắng, trắng đốm nâu, sừng dẹp và ngắn, tai mảnh nhỏ và đứng thẳng trên đầu, mặt thẳng, chân yếu. Con đực có râu cằm rậm. Dê Barbari thích nghi tốt với điều kiện nuôi nhốt, nơi thiếu bãi chăn nuôi.
- Dê Jamunapari: Đây là giống dê có nguồn gốc từ Ấn Độ, có màu lông trắng tuyền, chân cao, trọng lượng trưởng thành 50-60kg, con đực 70-80kg. Khả năng sinh sản 1,3 con/lứa và 1,3 lứa/năm, cho sữa 1,4-1,6kg/ngày (chu kỳ 180 ngày). Dê phàm ăn, chịu đựng tốt thời tiết nóng.
- Dê lai giữa giống Saanen, Alpine với Bách thảo, Barbari: Là nhóm dê được tạo ra từ dê đực Saanen hay Alpine với dê cái Bách thảo hay Barbari, phần lớn có màu lông trắng (với Saanen) và màu lông nâu (với Alpine).
Chọn giống
- Chọn dê cái hướng sữa
Nên chọn dê cái có đặc điểm: Đầu rộng, hơi dài, cơ chắc khoẻ, vẻ mặt linh động. Hàm dài khoẻ. Cổ dài, mềm mại, nhọn về phía đầu. Lưng thẳng, sườn cong và xiên về phía sau. Chân trước thẳng, cân đối. Hông rộng, hơi nghiêng đảm bảo cho dê cái có bầu vú gắn chặt vào phần bụng. Những mạch máu lớn nổi rõ ở phía sau. Khớp mắt cá thẳng tránh cho dê khi đi không làm ảnh hưởng tới các mạch máu trên bầu vú. Những núm vú to dài từ 4 - 6cm treo vững vàng trên bầu vú, bầu gắn chắc vào phần bụng, gọn về phía trước, thấy rõ các tĩnh mạch ở phía trước bầu vú, gân sữa (tĩnh mạch) chạy từ bầu vú lên tới nách chân trước, gân sữa càng gấp khúc dê càng nhiều sữa.
Ngoài những đặc điểm trên, cần chọn những dê cái đẻ dễ dàng, ăn tốt và dễ vắt sữa.
- Dê cái giống hướng thịt
Đảm bảo những đặc điểm ngoại hình sau: thân hình đều đặn, đầu nhỏ và nhẹ, cổ vừa phải, thon, ngực nở và sâu, lưng thẳng và rộng, bộ phận sinh dục nở nang, chân khoẻ, da mềm mại, lông mượt, khi phối giống lần đầu đạt thể trọng từ 18 - 20kg lúc 9 - 10 tháng tuổi.
- Dê đực giống hướng sữa
Dê đực có đầu rộng, thân hình cân đối, cổ to, ngực nở, tứ chi khoẻ mạnh, cứng cáp, hai tinh hoàn to và đều đặn, chọn con đực từ con mẹ là dê cao sản từ lứa thứ 2-4 (chọn con đực từ con một) và chọn con đực từ con bố tốt.
- Dê đực giống hướng thịt
Chọn những con có đầu to, cổ khoẻ, thân hình cân đối xương chắc, đùi nổi bắp thịt, khoeo rộng, gân chân khô, hai hòn cà to và đều nhau, dáng điệu nhanh nhẹn, hoạt bát, tính dục hăng. Dê đực phải đảm bảo dòng giống cần dựa vào nguồn gốc và đàn con để đánh giá: bố mẹ đẻ sai, đàn con khoẻ mạnh, chóng lớn.
Related news

Việc bắt giữ dê nhất là khi phối giống hay cân theo dõi cần phải thực hiện đúng cách.

Nhằm bao vây dập tắt bệnh đậu trên đàn dê tại thôn An Hòa, xã Xuân hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Chi cục Thú y tỉnh Ninh Thuận đã giao nhiệm vụ cho Phòng Vệ sinh dịch tể phối hợp với Trạm Thú y huyện Ninh Hải và Ban Thú y xã Xuân Hải cùng với nhân dân trong thôn An Hải nhanh chóng triển khai công tác phòng chống bệnh đậu trên đàn dê; thực hiện cách ly, điều trị số dê bị bệnh; tiêu độc chuồng trại, xử lý xác dê bị bệnh chết; khoanh vùng, theo dõi diễn biến của dịch đậu dê; thường xuyên thông báo tình hình dịch bệnh, triệu chứng lâm sàng và cách phòng chống bệnh đậu dê trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo điều kiện cho người nuôi dê chủ động phòng chống và trị bệnh cho dê.

Chế độ nuôi dưỡng tốt phải đảm bảo cho dê mẹ phát triển bình thường khi có chửa, cho nhiều sữa trong thời kỳ cho sữa. Trước và sau khi đẻ phải cho dê ăn ngon, cháo cám... tùy theo năng suất, chất lượng sữa. Năng suất, chất lượng sữa phụ thuộc vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Lên giống là một biểu hiện sinh lý khi dê đạt đến một tuổi nhất định nào đó. Ðây là điều kiện để dê cái bắt đầu sinh sản.

Để giảm tối thiểu mức độ mắc bệnh và làm cho dê phát triển tốt, điều cần thiết là nuôi nhốt chúng ở chuồng trại sạch sẽ. Cũi chuồng, nhà nuôi được vệ sinh hàng ngày. Khi dê ỉa chảy phải vệ sinh vài lần trong ngày. Định kỳ sát trùng, tiêu độc chuồng trại.