Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chôm chôm trên đất sỏi cơm

Chôm chôm trên đất sỏi cơm
Author: Minh Sáng
Publish date: Monday. August 29th, 2016

Chôm chôm là một trong những cây chủ lực của tỉnh Đồng Nai với tổng diện tích trên 11.000ha.

Chỉ tính riêng TX Long Khánh có khoảng 3.000ha chôm chôm, là địa bàn có diện tích chôm chôm lớn nhất nước.

Nhờ chất lượng trái ngon, chôm chôm Long Khánh đã được bình chọn vào tốp 50 loại trái cây nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Ông Đoàn Quốc Sang, nông dân trồng chôm chôm ở xã Xuân Định (huyện Xuân Lộc) chia sẻ: “Chất lượng trái chôm chôm ở địa phương rất ngon, từ lâu đã được thị trường biết tiếng, nhưng hiện đầu ra vẫn bấp bênh do chưa tổ chức liên kết SX.

Việc chứng nhận chỉ dẫn địa lý sẽ mở ra hướng đi mới cho loại trái cây đặc sản này".

Bà Nguyễn Thị Hiền, xã Bảo Vinh (TX Long Khánh) cũng chia sẻ: “Hy vọng khi có chứng nhận, thương hiệu chôm chôm Long Khánh sẽ càng vươn xa trên thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nhiều hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân”.

Việc trái chôm chôm Long Khánh được cấp chỉ dẫn địa lý để người tiêu dùng biết rõ hơn thông tin về nguồn gốc, chất lượng và góp phần đổi mới cách nhìn của người tiêu dùng về sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Trương Thành Trung, xã Xuân Tân (TX Long Khánh) cho rằng: “Đây mới chỉ là bước khởi đầu xây dựng thương hiệu cho trái chôm chôm Long Khánh.

Chất lượng trái ngon, an toàn mới mang lại giá trị bền vững”.

Hiện ông Trung đang triển khai dự án du lịch sinh thái vườn và sẽ mở một khu chuyên kinh doanh những loại đặc sản trái cây ngon, an toàn, nhằm quảng bá thương hiệu cho chôm chôm Long Khánh.

Thực tế, khi vào vụ thu hoạch chôm chôm thường rơi vào thời điểm chín tập trung nên giá trị sản xuất thu về không cao.

Do vậy, những năm gần đây, trên một số vùng đất sỏi cơm ở Long Khánh nhiều nhà vườn đã tiến hành xử lý cho cây chôm chôm ra hoa sớm nên đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình trồng chôm chôm thành công như hộ ông Phạm Nỹ, Trần Tượng, Nguyễn Thanh Liêm, Phạm Thế Sơn…

Các nhà vườn địa phương cho hay, ở vùng đất sỏi cơm, vùng đất hốc nước cây chôm chôm lúc nào cũng cho trái sớm so với chính vụ từ 15 - 20 ngày.

Tuy nhiên, bà con vẫn muốn tìm các biện pháp xử lý để thu hoạch sớm hơn nữa, thời gian thu hoạch sớm hơn chính vụ từ 1 - 1,5 tháng nhằm bán được giá cao.

Do thu hoạch từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch với năng suất đạt từ 180 - 250 tạ/ha, giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư 50 triệu đồng/ha các hộ thu lãi từ 270 - 320 triệu đồng/ha.

Niềm vui của nhà vườn

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sản phẩm trái chôm chôm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Long Khánh hiện đang được trồng ở các xã như Bình Lộc, Xuân Tân, Bảo Vinh, Bảo Quang (TX Long Khánh); Xuân Định, Bảo Hòa (huyện Xuân Lộc); Xuân Thiện, Quang Trung, Gia Kiệm và Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất); xã Sông Nhạn, Xuân Quế, Bảo Bình và Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ); đồng thời cũng được xây dựng hệ thống bảo quản, đóng gói tại khu vực các xã này.

Đây là khu vực địa lý có các điều kiện tự nhiên đặc thù tạo nên chất lượng của chôm chôm Long Khánh với tổng diện tích gần 7.000ha.

Việc được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý góp phần khuyến khích nông dân quan tâm đầu tư, ứng dụng KH-KT vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng theo hướng an toàn, góp phần tăng sức cạnh tranh cho trái cây đặc sản này.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn An Đệ, Trung tâm Nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ, hiện nhiều vườn chôm chôm lâu năm ở Đồng Nai bị thiếu dinh dưỡng chưa được đầu tư chăm sóc bón phân đúng mức dẫn đến năng suất thấp, tỷ lệ trái lép cao.

Nông dân mới chỉ chú trọng bón phân vào giai đoạn cây mang trái và sắp thu hoạch nên khả năng tồn dư nitrate và kim loại nặng trong sản phẩm.

Mặt khác, để phòng trừ một số loại sâu bệnh như sâu đục trái, bệnh thối trái, nhà vườn chưa chú trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) mà đa số chỉ phun thuốc hóa học vào giai đoạn cây mang trái nên nguy cơ tồn dư thuốc BVTV trong trái vượt ngưỡng cho phép...


Related news

Thưa dần tranh chấp đất, vắng tiếng chửi đánh vợ con Thưa dần tranh chấp đất, vắng tiếng chửi đánh vợ con

Thưa dần những vụ tranh chấp đất đai, vắng những tiếng la chửi, đánh đập vợ con khi chồng rượu chè say xỉn…, những chuyển biến đó là nhờ sự phát triển của các Câu lạc bộ Phụ nữ với pháp luật (CLB) của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Monday. August 29th, 2016
Vốn mồi giúp nông dân làm ăn lớn Vốn mồi giúp nông dân làm ăn lớn

Nhờ được Hội ND vận động vào mô hình kinh tế tập thể, nhiều nông dân trong tổ hợp tác (THT) nuôi gà nòi lai ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã được hỗ trợ kỹ thuật và vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND).

Monday. August 29th, 2016
Ra mắt 2 công trình nông thôn đặc biệt Ra mắt 2 công trình nông thôn đặc biệt

Sau gần 2 tuần triển khai, 2 công trình “Bê tông hóa đường dân sinh” tại xã Long Thới và “Cải tạo đất trống thành công viên thanh niên” tại xã Nhơn Đức, đã được huyện Nhà Bè đưa vào sử dụng.

Monday. August 29th, 2016