Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu

Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu
Publish date: Monday. November 25th, 2013

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

Sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu chỉ chiếm 5,1% so với tổng sản lượng lúa được xuất khẩu quy ra gạo.

Thông tin trên được Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết tại hội thảo “Sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: giải pháp và vấn đề” được tổ chức ở Cần Thơ vào ngày 21-11.

Theo ông Luật, một kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị xuất khẩu gạo ở An Giang trong năm nay, cho thấy mặt hàng lúa gạo xuất khẩu hiện được phân phối qua 3 kênh chính. Thứ nhất, kênh phân phối từ nông dân đến nhà máy chế biến, chiếm 2,8% và từ nhà máy chế biến đến công ty xuất khẩu gạo, chiếm 24,2%; Thứ 2, từ nông dân sản xuất đến thương nhân mua lúa, chiếm 91,2%, từ thương nhân mua lúa đến nhà máy xay xát, chiếm 31,3% và từ nhà máy xay xát đến công ty xuất khẩu, chiếm 24,2%.

“Riêng kênh mua bán thông qua hình thức nông dân bán trực tiếp lúa cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm có 5,1%”, ông Luật cho biết.

Lý giải nguyên nhân trên, nhiều đại biểu tham dự hội thảo này cho biết một phần do doanh nghiệp xuất khẩu gạo chuộng mua gạo hơn mua lúa, sau đó đem về đánh bóng, đóng bao xuất khẩu theo yêu cầu đơn hàng của đối tác (chủng loại, quy cách đóng bao), một phần do việc vận chuyển lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến nơi tiêu thụ (doanh nghiệp xuất khẩu) khó khăn, chi phí vận chuyển tăng cao, nên nông dân thường chọn giải pháp bán ngay lúa tươi tại ruộng khi thu hoạch xong.

Chính việc mất quá nhiều khâu trung gian trong đường đi của lúa hàng hóa từ đồng ruộng đến doanh nghiệp xuất khẩu nên lợi nhuận nông dân thu được thường không cao, dù họ là lực lượng đảm nhận đến 50% khối lượng công việc trong chuỗi giá trị của ngành lúa gạo.

Thực tế, điều này được thể hiện qua báo cáo phân tích chuỗi giá trị gia tăng ngành gạo được ông Luật sử dụng trình bày tại hội thảo này. Theo đó, giá trị thuần nông dân thu được trên mỗi kí lô gam lúa là 540 đồng (tương đương 27,8%). Trong khi đó, thương nhân mua lúa thu được 39 đồng (2%), nhà máy xay xát 123 đồng (6,3%), nhà máy lau bóng 50 đồng (2,6%). Riêng doanh nghiệp xuất khẩu gạo thu được đến 556 đồng (tương đương 28,7%) trên mỗi kí lô gam gạo xuất khẩu.


Related news

Bí quyết của một tỷ phú nuôi tôm công nghiệp Bí quyết của một tỷ phú nuôi tôm công nghiệp

Từng định bỏ nghề nuôi tôm, ông Trần Văn Vũ đã thành tỷ phú tôm nước lợ tiêu biểu của tỉnh Bến Tre. 'Bí kíp' nằm ở quy trình nuôi theo công nghệ sinh học.

Saturday. March 5th, 2022
Bỏ phố về quê, khởi nghiệp với nho Hạ Đen Bỏ phố về quê, khởi nghiệp với nho Hạ Đen

Mô hình trồng nho Hạ Đen của kỹ sư trẻ Hoàng Văn Cương không chỉ bán lấy quả, thu nhập cao mà còn làm vườn sinh thái để phát triển du lịch.

Monday. March 7th, 2022
Độc đáo nuôi cá tai tượng trong bể xi măng giữa lòng đô thị Độc đáo nuôi cá tai tượng trong bể xi măng giữa lòng đô thị

Nuôi cá tai tượng trong bể lót bạt và bể xi măng giữa lòng đô thị. Chỉ với 1.500 m2 mặt nước đã đem lại thu nhập khá ổn định cho gia đình ông mỗi năm.

Wednesday. March 9th, 2022
Đánh thức tiềm năng nuôi tôm công nghệ cao Đánh thức tiềm năng nuôi tôm công nghệ cao

Từ các mô hình hạt nhân do khuyến nông triển khai, phong trào nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh đã và đang lan tỏa mạnh mẽ ở Đồng Nai.

Friday. March 11th, 2022
Loại cây ngày xưa ăn chống đói, bây giờ trồng làm giàu Loại cây ngày xưa ăn chống đói, bây giờ trồng làm giàu

Mỗi ha khoai mài sau 6 tháng trồng, có thể cho thu nhập từ 650 - 800 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 350 - 500 triệu đồng, có bao nhiêu được mua hết.

Friday. March 11th, 2022